Văn hóa và Đời sống
Thứ năm, 29/08/2024, 11:27 AM

Việt Nam có công trình tháp đôi 1.000 năm tuổi khiến báo nước ngoài trầm trồ, được bảo tồn gần như nguyên vẹn bất chấp sự tàn phá của thời gian và thời tiết

Đây là một trong tám cụm tháp cổ và là biểu tượng kiến trúc đặc trưng của người Chăm, đồng thời là một trong những điểm đến nổi bật nhất ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Mới đây, Muhammad Ali Pasha, cây bút của tờ The Gulf Observer, đã có một bài viết giới thiệu về Tháp Đôi tại Quy Nhơn. Tháp Đôi là một trong tám cụm tháp cổ mang biểu tượng kiến trúc của người Chăm và cũng là một trong những điểm đến nổi bật nhất của thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Tháp Đôi tại Quy Nhơn (Ảnh: Internet)

Tháp Đôi tại Quy Nhơn (Ảnh: Internet)

Trong bài viết, tác giả đã nhắc đến việc Tháp Đôi được xây dựng vào cuối thế kỷ 12, đầu thế kỷ 13, mang đậm nét kiến trúc đặc trưng của người Khmer. Giống như nhiều tòa tháp khác, mỗi tòa của Tháp Đôi chỉ có một cửa chính hướng về phía Đông.

Dù đã trải qua gần 1.000 năm, Tháp Đôi vẫn được bảo tồn gần như nguyên vẹn, bất chấp sự tàn phá của thiên nhiên. Vật liệu và kiến trúc độc đáo của công trình này đã giúp nó đứng vững trước bao thử thách thời gian và thời tiết.

Ban đầu, Tháp Đôi gồm ba tòa tháp, được kết nối với nhau bằng một con đường ngoằn ngoèo. Tuy nhiên, theo thời gian, chỉ còn lại hai tòa tháp. Tòa tháp phía Bắc đã sụp đổ vào thế kỷ 19. Dù một tòa tháp khác đã được xây dựng để thay thế, nó cũng không tồn tại lâu và khu vực này hiện nay đã trở thành một khu đất hoang với cây cối mọc um tùm.

Hai tòa tháp còn lại đã được bảo tồn rất tốt. Công trình từng được tôn tạo vào thập niên 1960 nhưng bị gián đoạn vì nhiều lý do. Đến thập niên 1990, việc trùng tu Tháp Đôi được tiếp tục, chủ yếu tập trung khôi phục nguyên trạng mái của hai tòa tháp trong khoảng thời gian từ 1990 đến 1995. Diềm mái, được chạm khắc từ đá sa thạch có màu sắc gần giống với nguyên liệu thô ban đầu, cho phép du khách nhận ra sự khác biệt giữa kiến trúc gốc và phần đã được phục chế.

Kiến trúc của Tháp Đôi được đánh giá là vô cùng tinh tế (Ảnh: Internet)

Kiến trúc của Tháp Đôi được đánh giá là vô cùng tinh tế (Ảnh: Internet)

Kiến trúc của Tháp Đôi được đánh giá là vô cùng tinh tế. Một bức phù điêu khắc họa những con khỉ chạy dọc theo gờ tường và kết thúc tại các bức tượng chim thần Garuda ở các góc nhô ra. Phần từ diềm mái trở lên không chia thành ba tầng mà thay vào đó là một hệ thống nhiều tầng giả, tạo nên một cảm giác hài hòa.

Mỗi tầng của tháp được làm nổi bật bằng hình tượng chim thần Garuda ở bốn góc, với đôi chân cong mạnh mẽ đạp vào góc tường và hai cánh tay giơ thẳng, như đang nâng đỡ toàn bộ sức nặng của tầng trên. Mặc dù đã trải qua thời gian dài tiếp xúc với hơi muối mặn từ biển, các bức phù điêu vẫn được bảo tồn trong tình trạng rất tốt.

Phần mái của tòa tháp phía Đông cũng đã được gia cố để chống sập, nhưng quá trình phục chế kiến trúc tòa tháp này vẫn còn hạn chế so với tòa tháp phía Bắc. Tác giả bày tỏ sự ấn tượng khi bên trong Tháp Đôi có bộ ngẫu tượng Linga - Yoni được chạm khắc từ sa thạch nguyên khối.

Các mảnh vỡ của tòa tháp được bảo quản khá nguyên vẹn và hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Bình Định, bao gồm cả phù điêu các vũ công và khung cửa. Những hiện vật này không chỉ phản ánh đời sống nghệ thuật và tôn giáo của người Chăm, mà còn là minh chứng cho một di sản văn hóa phong phú đang được bảo tồn.

Theo The Gulf Observer

Dương Uyển Nhi

Bình luận

Nổi bật

Fansipan – Điểm đến tái tạo năng lượng dịp nghỉ lễ tháng 4

Fansipan – Điểm đến tái tạo năng lượng dịp nghỉ lễ tháng 4

sự kiện🞄Thứ ba, 18/03/2025, 14:31

(CL&CS) - Với kỳ nghỉ Giỗ tổ Hùng Vương kéo dài 3 ngày và dịp lễ 30/4 – 1/5 lên tới 5 ngày, Fansipan (Sa Pa) là điểm đến vui chơi, nghỉ dưỡng được ưu ái hàng đầu phía Bắc.

Bình Thuận xây dựng Mũi Né thành trung tâm du lịch mang tầm quốc tế

Bình Thuận xây dựng Mũi Né thành trung tâm du lịch mang tầm quốc tế

sự kiện🞄Thứ sáu, 14/03/2025, 19:09

(CL&CS) - Vừa qua, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị thẩm định Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia (KDLQG) Mũi Né, tỉnh Bình Thuận đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.

Tạo đà bứt tốc cho du lịch

Tạo đà bứt tốc cho du lịch

sự kiện🞄Thứ năm, 13/03/2025, 14:37

(CL&CS) - Trong bối cảnh ngành du lịch toàn cầu đang dần phục hồi sau đại dịch, Việt Nam đã và đang triển khai các chính sách đột phá nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp không khói. Với việc ban hành các Nghị quyết về miễn thị thực và triển khai Chương trình kích cầu du lịch năm 2025, ngành du lịch Việt Nam đang mở ra nhiều kỳ vọng và điểm sáng đáng chú ý.