Văn hóa và Đời sống
Thứ năm, 25/07/2024, 10:54 AM

Việt Nam chính thức có thêm Khu Di tích lịch sử quốc gia ở tỉnh có đường biên giới với Campuchia dài nhất

Sự kiện này ghi dấu 94 năm truyền thống xây dựng, trưởng thành và phát triển của ngành Tuyên giáo.

Ngày 24/7, tại huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh, Ban Tuyên giáo Trung ương, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng Tỉnh ủy Tây Ninh, đã tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Di tích lịch sử quốc gia cho Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam (giai đoạn 1962-1975).

Di tích Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam tại Vườn quốc gia Lò Gò-Xa Mát hiện nay

Di tích Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam tại Vườn quốc gia Lò Gò-Xa Mát hiện nay

Buổi lễ có sự hiện diện của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, cùng đại diện một số Ban, Bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo Ban Tuyên giáo Thành ủy TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Đặc biệt, từ phía Campuchia có Thống tướng Kun Kim, Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng Nhân dân Campuchia, Bộ trưởng cấp cao cùng đại diện Hội Cựu chiến binh Campuchia.

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa và các đại biểu chụp ảnh lưu niệm đón Bằng xếp hạng Di tích quốc gia căn cứ Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa và các đại biểu chụp ảnh lưu niệm đón Bằng xếp hạng Di tích quốc gia căn cứ Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam

Sau thắng lợi của phong trào Đồng Khởi, ngày 23/1/1961, Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) quyết định thành lập Trung ương Cục miền Nam thay thế Xứ ủy Nam bộ, dưới sự chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Ngày 23/11/1961, Hội nghị Trung ương Cục miền Nam họp tại Mã Đà – Chiến khu Đ (nay thuộc tỉnh Đồng Nai) và quyết định thành lập Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam do đồng chí Nguyễn Văn Linh, Bí thư Trung ương Cục làm Trưởng ban.

Năm 1962, Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam chuyển trụ sở về Lò Gò - Xa Mát thuộc huyện Châu Thành (nay là huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh). Ban đã tham mưu kịp thời về công tác chính trị tư tưởng trong các giai đoạn quan trọng của cách mạng như: chống chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ, Việt Nam hóa chiến tranh và cách mạng miền Nam sau Hiệp định Paris, góp phần vào thắng lợi của kháng chiến chống Mỹ.

Phát biểu tại buổi lễ, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh mối quan hệ hữu nghị và gắn bó giữa Việt Nam và Campuchia, được xây dựng từ những năm tháng đấu tranh chung chống chế độ thực dân, đế quốc và chế độ diệt chủng Khơ me Đỏ. Việt Nam luôn duy trì quan điểm đối ngoại “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài” với Campuchia.

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cùng các đại biểu dâng hương tại Di tích lịch sử quốc gia Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cùng các đại biểu dâng hương tại Di tích lịch sử quốc gia Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa cũng khẳng định tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử của di tích. Ông kêu gọi cấp ủy, chính quyền tỉnh Tây Ninh và các cơ quan chức năng tăng cường giáo dục, tuyên truyền để nhân dân cùng bảo vệ, bảo tồn và tôn tạo di tích. Ông cũng đề nghị tỉnh Tây Ninh phối hợp với ngành Du lịch và các cơ quan truyền thông để kết nối di tích này với các di tích khác trong vùng, tạo ra các sản phẩm du lịch mới và nâng cao chất lượng hướng dẫn tham quan.

Trong dịp này, đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trao Quyết định công nhận Di tích lịch sử quốc gia cho Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam, ghi dấu 94 năm truyền thống xây dựng, trưởng thành và phát triển của ngành Tuyên giáo.

Theo tài liệu Biên giới trên đất liền Việt Nam - Campuchia (2010) của Ủy ban Biên giới quốc gia, đường biên giới giữa hai nước trên đất liền dài 1.137 km, từ điểm cột mốc ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia đến sát mép biển Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.

Đường biên giới này đi qua 10 tỉnh Kon Tum (95km), Gia Lai (90km), Đăk Lăk (73km), Đăk Nông (120km), Bình Phước (210km), Tây Ninh (220km), Long An (136km), Đồng Tháp (49km), An Giang (96km) và Kiên Giang (48km).

Manh Lan

Bình luận

Nổi bật

Sóc Trăng: Khai mạc Lễ hội Oóc Om Boc – Đua ghe Ngo năm 2024

Sóc Trăng: Khai mạc Lễ hội Oóc Om Boc – Đua ghe Ngo năm 2024

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:13

(CL&CS) - Tối ngày 13/11, UBND tỉnh Sóc Trăng long trọng tổ chức Khai mạc Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, Khu vực ĐBSCL lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024.

8WONDER Winter phiên bản supershow mang đến chuỗi lễ hội Giáng sinh và siêu nhạc hội có 1-0-2 tại Sài Thành

8WONDER Winter phiên bản supershow mang đến chuỗi lễ hội Giáng sinh và siêu nhạc hội có 1-0-2 tại Sài Thành

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 08:10

(CL&CS) - 8WONDER Winter 2024 lần đầu tiên mang định nghĩa supershow đến Việt Nam với quy mô hoành tráng, đa dạng hoạt động trải nghiệm từ nhạc hội đến lễ hội, cùng dàn nghệ sĩ tên tuổi hàng đầu trong và ngoài nước. Với 01 siêu nhạc hội và siêu hội gồm 75 hoạt động độc đáo quy mô chưa từng có, 8WONDER Winter được kỳ vọng sẽ xác lập kỷ lục “Chuỗi lễ hội Giáng sinh và nhạc hội quy mô lớn nhất Việt Nam”. Dự kiến đón gần 250.000 lượt khách, sự kiện hứa hẹn không chỉ là một bữa tiệc âm nhạc đỉnh cao mà còn là một hành trình lễ hội đa trải nghiệm, đầy bất ngờ.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Then của người Tày, Nùng

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Then của người Tày, Nùng

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 14:10

(CL&CS) - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh Lạng Sơn, Thái Nguyên tổ chức hội thảo khoa học “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Then của người Tày, Nùng trên địa bàn 3 tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn, Thái Nguyên”.