Vì sao Emart rút khỏi thị trường bán lẻ Việt Nam?
(CL&CS) - Gặp khó khăn trong việc việc mở rộng kinh doanh, Emart buộc phải bán lại cho Thaco.
Emart được khai trương vào cuối năm 2015 tại quận Gò Vấp, TP.HCM với diện tích sử dụng gần 12.000 m2, gồm có siêu thị và dịch vụ tiện ích như nhà hàng, chăm sóc sức khoẻ, khu vui chơi trẻ em... Lãnh đạo Emart từng cho biết, 95% hàng hoá trong siêu thị có nguồn gốc trong nước.
Tháng 12/2020, một tờ báo nước ngoài đưa tin “Emart rút khỏi thị trường Việt Nam" nhưng ban lãnh đạo siêu thị này phủ nhận và cho biết hoạt động kinh doanh vẫn diễn ra bình thường.
Ngày 19/5/2021, trong một trả lời báo chí, đại diện CTCP Ôtô Trường Hải (Thaco) cho biết, doanh nghiệp này vừa thống nhất với Emart Hàn Quốc các điều khoản mua lại 100% vốn Công ty TNHH Emart Việt Nam. Dự kiến trong tuần này sẽ ký thoả thuận chính thức.
Theo đại diện Thaco, mặc dù Emart tại Việt Nam sẽ thuộc về ông chủ Thaco - Trần Bá Dương nhưng thương hiệu và bộ máy vận hành của Emart giữ nguyên.
Còn theo Tờ The Korea Times, dẫn nguồn tin từ Emart Hàn Quốc cho biết tập đoàn này bán vốn cho Thaco vì gặp nhiều trở ngại trong việc mở rộng hoạt động. Từ giữa năm 2018, Emart có kế hoạch mở đại siêu thị thứ 2 tại quận Tân Phú nhưng cuối cùng đã dừng lại và tính đến nay Emart Việt Nam chỉ có một siêu thị tại quận Gò Vấp.
Emart kỳ vọng sau khi về tay doanh nghiệp Việt Nam, chuỗi này sẽ có 10 siêu thị vào năm 2025. Emart Hàn Quốc sẽ thu phí nhượng quyền thương hiệu, đồng thời xuất khẩu và bán các sản phẩm mang thương hiệu riêng cho Thaco.
Thuộc tập đoàn Shinsegae là tập đoàn bán lẻ lớn nhất Hàn Quốc, Emart bắt đầu kinh doanh tại Hàn Quốc từ năm 1993, hiện có hơn 160 siêu thị tại Hàn Quốc và các chi nhánh tại Mỹ, Nhật Bản, Việt Nam... với doanh thu vượt mức 13,2 tỷ USD vào năm 2014.
Ngày 23/12/2015, đại siêu thị Emart Gò Vấp khai trương với tổng vốn đầu tư 60 triệu USD. Emart Việt Nam đã nhiều lần điều chỉnh vốn điều lệ, gần nhất là đầu năm 2018 tăng từ 1.668 tỷ đồng lên 2.711 tỷ đồng (tương đương 124 triệu USD).
T.L
Bình luận
Nổi bật
Khuyến nông gắn với du lịch nông nghiệp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững
sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:11
(CL&CS) - Vừa qua, tại Hòa Bình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình tổ chức Diễn đàn nông nghiệp chủ đề: “Khuyến nông gắn với du lịch nông nghiệp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững”.
Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00
(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...
Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04
(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.