Dữ liệu cũ
Thứ năm, 10/05/2018, 16:39 PM

Ứng viên Giám đốc CIA Haspel điều trần trước Quốc hội để nhậm chức

(NTD) - Trong buổi điều trần để nhậm chức tân Giám đốc CIA hôm 9/5 (giờ Mỹ) ở Washington, D.C., bà Gina Haspel nói không né tránh về vai trò của bà trong các cuộc thẩm vấn nghi phạm "khủng bố" mà CIA sử dụng ở nước ngoài. Trước đó, dư luận cho rằng bà sẽ bị chất vấn các vụ CIA “tra tấn ở Thái Lan” trước đây.

 

Bà cam kết nếu được chuẩn thuận bởi Ủy ban Tình báo của Thượng viện Hoa Kỳ, bà sẽ "làm tất cả để trả món nợ" đối với CIA và các đồng nghiệp "dũng cảm".

"CIA là cả cuộc đời tôi"

Bà xác nhận "CIA là cả cuộc đời tôi", và nhận mình chỉ là "một người Mỹ trung lưu bình thường". Nhưng bà Haspel cũng không né tránh về vai trò của bà trong các cuộc thẩm vấn nghi phạm "khủng bố" mà CIA sử dụng ở nước ngoài.

Khi vào tháng 3/2018, Haspel được đề cử là người đứng đầu tiếp theo của CIA, báo chí nhắc lại thời kỳ không mấy sáng sủa của lịch sử CIA (dùng các trại giam bí mật ở nước ngoài để tra tấn các nghi phạm khủng bố).

Đã có nhiều cáo buộc về hành vi tra tấn như 'cho đi tàu ngầm", treo ngược nghi phạm, nhốt họ trong 'quan tài' 200 tiếng đồng hồ. Có tin bà Haspel đã xin rút tên cho chức vụ Giám đốc CIA vì các cáo buộc này nhưng Tổng thống Donald Trump không đồng ý.

HaspelCIA
Ứng viên Giám đốc CIA Gina Haspel phải đối mặt với các lời chỉ trích về vai trò của bà trong quá khứ ở CIA (Ảnh: MCIA)

Nay, trong khi điều trần, bà Haspel cam kết nếu bà được bổ nhiệm thì "CIA sẽ không mở lại các trung tâm tra khảo" như thế nữa. Bà cũng giải thích bối cảnh xảy ra các vụ việc như vậy là sau ngày 11/9/2001, khi Hoa Kỳ bị tấn công.

Tên đầy đủ: Gina Cheri Haspel sinh năm 1956 ở Kentucky, gia nhập CIA năm 1985. Bà hiện giữ quyền Giám đốc CIA sau khi ông Trump bổ nhiệm ông Mike Pompeo, Giám đốc Cục Tình báo Trung ương, làm Bộ trưởng Ngoại giao.

Trong thời gian bà Haspel ra trước Ủy ban của Thượng viện Mỹ để trả lời chất vấn, ông Pompeo có chuyến thăm quan trọng tới Bình Nhưỡng để chuẩn bị cho cuộc gặp Trump-Kim Jong-un. Khi Haspel được đề cử là người đứng đầu tiếp theo của CIA vào tháng 3, nó đã mở lại cuộc tranh luận về một thời kỳ u ám của lịch sử Hoa Kỳ gần đây - việc sử dụng các nhà tù bí mật ở nước ngoài để tra tấn các nghi phạm khủng bố.

Thực hư về nhà tù của CIA tại Thái

Như phóng viên Đông Nam Á của BBC Jonathan Head đưa tin, sự chú ý hướng tới Thái Lan, một “cơ sở đen” mà bà Haspel đã từng điều hành. Đầu tháng 4/2002, một chiếc máy bay cất cánh từ một căn cứ không quân không được tiết lộ ở Pakistan, trên đường đến Thái Lan. Trên máy bay là một hành khách đặc biệt: Abu Zubaydah, 31 tuổi, người Palestine gốc Arập, được cho là một trong những trợ tá hàng đầu của Osama Bin Laden, đã bị bắt một vài ngày trước đó trong một cuộc đột kích chung của Mỹ-Pakistan vào nhà al-Qaeda ở Faisalabad.

Với Abu, các điệp viên CIA đã quyết định biến ông thành 'tù nhân có giá trị cao' đầu tiên để tham gia vào những gì họ gọi là "kỹ thuật thẩm vấn nâng cao", mà các nhóm nhân quyền cho là không khác gì tra tấn.

HaspelCIA1
Phản đối cuộc điều trần nhậm chức của bà Haspel trước Quốc hội Hoa Kỳ (Ảnh: Reuters)

Tháng 12/2014, Ủy ban Thượng viện về Tình báo Hoa Kỳ (SSCI) đã công bố bản tóm tắt của một báo cáo bí mật dày 6.000 trang về các kỹ thuật này. Nơi mà Abu Zubaydah và ít nhất hai 'tù nhân có giá trị cao' khác bị thẩm vấn chỉ được biết đến với cái tên Trại giam Xanh.

Một cựu quan chức An ninh quốc gia Thái Lan đã xác nhận với phóng viên BBC rằng, Trại giam Xanh nằm bên trong căn cứ Không quân Hoàng gia Thái Lan ở Udon Thani thuộc phía Đông Bắc nước này, không lớn - chỉ là một căn cứ an toàn của CIA.

"Bất cứ khi nào một ai đó bị bắt bởi Mỹ, kể cả ở các nước khác hoặc trong Thái Lan, họ được đưa tới khu vực này, và sau đó bị gửi đi một lần nữa trên một máy bay Mỹ" - vị quan chức nhớ lại.

Vào thời điểm đó, CIA đang xem xét đưa các nghi phạm al-Qaeda đến Thái Lan vào năm 2002, khi mà quốc gia này có một thủ tướng mới, Thaksin Shinawatra - một nhà lãnh đạo liều lĩnh nhưng hà khắc muốn đưa đất nước theo một hướng khác.

Vài tháng trước vụ tấn công 11/9 ở New York, CIA đã thành lập một cơ quan bí mật mới được gọi là Trung tâm Tình báo Chống khủng bố, tập hợp nhân sự từ ba cơ quan của Thái Lan cùng với các đối tác từ Hoa Kỳ để theo dõi các chiến binh Hồi giáo ở Đông Nam Á. Mặc dù vậy, khi CIA lần đầu tiên yêu cầu sử dụng Trại giam Xanh để thẩm vấn các nghi phạm, rõ ràng đã có một số khó khăn với người Thái.

Với việc các tờ báo lớn bắt đầu thu thập thông tin về trại giam giữ, CIA tin rằng việc gia tăng công khai, và sự bối rối này sẽ khiến người Thái, cuối cùng buộc phải đóng cửa trại giam. Đây là thực tế những gì đã xảy ra trong tháng 12/2002, hai tháng sau khi Haspel được cho là giữ vai trò phụ trách.

Không có kết quả từ tra tấn

Trong thời gian bị bắt tại Pakistan, Abu Zubaydah bị thương nặng và phải đến bệnh viện ngay sau khi đến Thái Lan. Nhưng đến ngày 15/4 ông bị chuyển đến Trại giam Xanh.

HaspelCIA6
Udon Thani là nơi đặt Trại giam Xanh (Ảnh: Getty)

Xà lim của ông được mô tả trong một điện tín của CIA là "trắng không có ánh sáng tự nhiên hoặc cửa sổ, nhưng có bốn đèn halogen chiếu vào xà lim ...". Nhân viên an ninh mặc tất cả đồng phục đen, bao gồm ủng, găng tay, mũ chùm đầu và cổ, và kính bảo hộ để không cho Abu Zubaydah nhận dạng được các nhân viên, cũng như để ngăn Abu Zubaydah "nhìn thấy các nhân viên bảo vệ như những cá nhân mà ông ta có thể cố gắng thiết lập mối quan hệ hoặc nói chuyện với".

Nhân viên an ninh sử dụng ngôn ngữ cử chỉ để giao tiếp khi ở cùng với Abu Zubaydah và sử dụng còng tay và cùm chân để kiểm soát. Ngoài ra, nhạc rock to được phát hoặc máy phát tiếng ồn được sử dụng để tăng "cảm giác tuyệt vọng" của Abu Zubaydah. Theo báo cáo:

-Lần đầu ông bị cô lập trong 47 ngày, trong thời gian đó ông ta cũng bị FBI thẩm vấn.

-Từ ngày 4/8, trong ít nhất 20 ngày, ông bị các nhân viên CIA sử dụng các biện pháp mạnh hơn, giam giữ hơn 200 giờ trong một chiếc hộp hẹp, giống như quan tài, và gần 30 giờ trong một hộp nhỏ hơn chỉ rộng 50cm.

-Anh ta cũng bị ném sầm vào tường, và bị 'tra tấn nước' 83 lần - bị trói trần truồng trên băng ghế, phủ miếng vải trên mặt, rồi bị xối nhiều nước, khiến cho nghẹt thở và nôn mửa.

Vai trò không rõ ràng của Haspel

Vào thời điểm Gina Haspel tiếp quản Trại giam Xanh, cuộc thẩm vấn chuyên sâu của Abu Zubydah đã kết thúc. Một nghi phạm al -Qaeda, al Rahim al Nashiri, cũng bị 'tra tấn nước'. Các phương pháp gây tranh cãi được sử dụng với Abu Zubaydah không tạo ra bất kỳ thông tin hữu ích nào.

Theo những thông tin thu thập được, ông đã chịu hợp tác trong quá trình thẩm vấn nhẹ nhàng hơn của FBI.

Vai trò chính xác của Gina Haspel vẫn chưa rõ ràng.

Phóng viên BBC đã liên hệ với CIA để làm rõ vai trò của bà ở Thái Lan. CIA nói rằng họ không thể bình luận về các câu hỏi của chúng tôi, nhưng đã hướng chúng tôi đến một sự điều chỉnh trong một bài viết khác về Gina Haspel, trong đó có tuyên bố rằng bà đã đảm nhận vai trò giám sát của mình ở Thái Lan sau khi việc 'tra tấn nước' với Abu Zubaydah kết thúc.

HaspelCIA7
Cuối cùng, Abu Zubaydah được đưa đến vịnh Guantanamo (Ảnh: Getty)

Thượng nghị sĩ Dianne Feinstein - cựu Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện, đã yêu cầu rằng vai trò của Haspel trong việc điều hành Trại giam Xanh, và trong một mệnh lệnh của CIA năm 2005 về việc hủy bỏ 92 băng hình về các cuộc thẩm vấn được tiến hành ở đó, phải được công khai để Thượng viện có thể đưa ra một đánh giá thông báo liệu bà có phù hợp với vai trò đứng đầu cơ quan.

Khi Trại giam Xanh bị đóng cửa vào tháng 12/2002, Abu Zubaydah bị đưa đến một trại giam bí mật khác của CIA tại Ba Lan. Cuối cùng, ông bị đưa đi, qua một số địa điểm khác, đến Vịnh Guantanamo, nơi ông được nhìn thấy lần đầu tiên vào tháng 8/2016, 14 năm sau khi ông bị bắt.

Mỹ hiện nay thừa nhận rằng ông không quan trọng trong al- Qaeda như họ nghĩ ban đầu. Tòa nhà chính xác được sử dụng để giam giữ và thẩm vấn ông trong căn cứ không quân Udon Thani vẫn chưa được tiết lộ. Kể từ khi đóng cửa Trại giam Xanh, quan hệ Thái Lan - Hoa Kỳ đã bị căng thẳng bởi hai cuộc đảo chính quân sự, nhưng hợp tác quân sự và tình báo chặt chẽ vẫn tiếp tục, bất kể vị trí ngoại giao công khai của mỗi nước.

Trong khi đó, Nhà Trắng đưa ra tuyên bố ngày 3/5 kêu gọi Thượng viện ủng hộ việc đề cử bà Haspel càng sớm càng tốt. Nhà Trắng trích dẫn cựu Giám đốc Sở mật vụ CIA John Bennet nói rằng bà đã thực hiện một số nhiệm vụ "đòi hỏi nhiều nhất và ít bổ ích nhất" trong sự nghiệp của mình, "bởi vì bà cảm thấy đó là nhiệm vụ của mình".

"Lòng yêu nước ấy" - tuyên bố của Nhà Trắng, "chính xác là những gì người Mỹ xứng đáng được nhận trong vai trò Giám đốc CIA".

                                                                                                                                                        Thủy Tiên

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.