Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong phòng cháy chữa cháy
(CL&CS)- Một điểm mới tại triển lãm năm nay là giới thiệu các ứng dụng công nghệ về công tác PCCC và cứu nạn cứu hộ, áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong thiết kế nhà và thi công công trình; đồng thời sẽ có nhiều thiết bị ứng dụng AI như robot phục vụ hoạt động PCCC, cứu nạn cứu hộ.
Ứng dụng AI trong phòng cháy chữa cháy được coi là điểm mới tại Triển lãm quốc tế về kỹ thuật, phương tiện phòng cháy chữa cháy (PCCC), cứu nạn cứu hộ và thiết bị an ninh, an toàn bảo vệ năm 2024; đồng thời là điểm nhấn tại tọa đàm quốc tế về ứng dụng sản phẩm công nghệ mới trong lĩnh vực PCCC và cứu nạn cứu hộ.
Diễn ra từ ngày 14 - 16/8 tại TP Hồ Chí Minh, Triển lãm quốc tế về kỹ thuật, phương tiện PCCC, cứu nạn cứu hộ và thiết bị an ninh, an toàn bảo vệ năm 2024 có sự tham gia của 350 đơn vị đến từ 19 quốc gia và vùng lãnh thổ, cùng sự tham dự của nhiều đoàn khách quốc tế.
Trung tướng Nguyễn Tuấn Anh - Cục Cảnh sát PCCC và Cứu nạn cứu hộ (C07 - Bộ Công an) cho biết, sự kiện là hoạt động thiết thực nâng tầm an toàn, bảo vệ cộng đồng và có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh thế giới và Việt Nam đang có những biến đổi sâu sắc, tiềm ẩn nguy cơ tội phạm sử dụng công nghệ cao, nguy cơ cháy nổ, tai nạn sự cố.
"Đây cũng là dịp để các đơn vị chuyên ngành trong và ngoài nước trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, tìm kiếm thị trường, triển khai ứng dụng công nghệ, kỹ thuật và giải pháp mới phục vụ trực tiếp trong công tác đảm bảo an ninh, an toàn, và trật tự xã hội", Trung tướng Nguyễn Tuấn Anh nhấn mạnh.

Các đại biểu trải nghiệm thiết bị và công nghệ mới trong lĩnh vực PCCC, cứu nạn cứu hộ tại triển lãm.
Một điểm mới tại triển lãm năm nay là giới thiệu các ứng dụng công nghệ về công tác PCCC và cứu nạn cứu hộ, áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong thiết kế nhà và thi công công trình; đồng thời sẽ có nhiều thiết bị ứng dụng AI như robot phục vụ hoạt động PCCC, cứu nạn cứu hộ.
Trong khuôn khổ triển lãm, tại tọa đàm quốc tế về ứng dụng sản phẩm công nghệ mới trong lĩnh vực PCCC và cứu nạn cứu hộ, Đại tá Nguyễn Minh Khương - Phó Cục trưởng C07 nhấn mạnh, cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo ra các bước nhảy vọt về vật liệu mới có thể khó cháy cùng nhiều sản phẩm chất chữa cháy, thiết bị, công nghệ chữa cháy mới được nghiên cứu, sản xuất từ công nghệ nano, các chất chữa cháy vừa thân thiện với môi trường vừa hiệu quả chữa cháy cao.
Đặc biệt, cuộc cách mạng này còn tạo ra các robot thế hệ mới hỗ trợ công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; giúp cho người người, nhà nhà kết nối với nhau qua các hệ thống thông tin, thiết bị công nghệ. Qua đó giúp cho mọi người dễ tiếp cận, tìm hiểu, nghiên cứu các kiến thức, kỹ năng PCCC và cứu nạn, cứu hộ để chủ động phòng ngừa, phát hiện và xử lý các sự cố cháy, nổ, tai nạn ngay từ giai đoạn đầu. Từ đó góp phần kiềm chế số vụ và thiệt hại do cháy, nổ, sự cố tai nạn gây ra.
"Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hệ thống cảnh báo, phát hiện sự cố cháy, nổ sớm còn giúp cơ sở và lực lượng chức năng nhanh chóng triển khai các hoạt động xử lý, cứu chữa vụ cháy", Đại tá Nguyễn Minh Khương chia sẻ.
Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã nhanh chóng ứng dụng công nghệ mới, trong đó có AI, trong các thiết bị, hệ thống cảnh báo sớm sự cố cháy nổ; tạo ra các robot thế hệ mới hỗ trợ công tác PCCC và cứu hộ, cứu nạn.
Đơn cử, Công ty TNHH TMDV Phát triển Kỹ thuật DPKT (DPKT Technologies) ứng dụng giải pháp camera nhiệt AI để phòng cháy và xử lý đám cháy.
Theo ThS Quỳnh Nguyên - Tổng Giám đốc DPKT Technologies, camera nhiệt chống cháy nổ được thiết kế để phát hiện sớm nguy cơ cháy nổ với khả năng phát hiện đám cháy từ khoảng cách lên đến 45 km, từ đó giúp đảm bảo an toàn cho con người và tài sản.

ThS Quỳnh Nguyên - Tổng Giám đốc DPKT Technologies tại toạ đàm quốc tế về ứng dụng sản phẩm công nghệ mới trong lĩnh vực PCCC và cứu nạn cứu hộ.
Camera nhiệt AI có thể ứng dụng vào việc phát hiện và cảnh báo cháy sớm cho các công trình an ninh, công nghiệp, công trình năng lượng, dầu khí, hạ tầng đô thị, các kho hàng, kho than, hoá chất… các khu vực có nguy cơ cháy nổ cao. Đặc biệt với tầm hoạt động xa, camera có thể phát hiện và cảnh báo đám cháy rừng hiệu quả, giảm thiểu rủi ro.
Theo chuyên gia, hệ thống kiểm định theo tiêu chuẩn và hệ thống chỉ dẫn tự nguyện là hai quy chuẩn bắt đối với các cơ sở, công trình nhằm phòng ngừa tốt nhất trong công tác PCCC. Ngoài ra, các giải pháp sơ tán ra ngoài hoặc ra ban công, hay sơ tán vào trong phòng rồi đóng cửa ngăn khói vào bên trong đối với các trường hợp không sơ tán được theo hệ thống chỉ dẫn ban đầu cũng cần được lưu ý.
Trung Kiên
- ▪TCVN 5739:2023 về phòng cháy chữa cháy, phương tiện chữa cháy với thiết bị đầu nối
- ▪Thủ tướng yêu cầu công khai danh sách các cơ sở không đảm bảo phòng cháy chữa cháy
- ▪Dự thảo Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về Phòng cháy chữa cháy đối với xe thang chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
- ▪Tiêu chuẩn quốc gia mới về phòng cháy chữa cháy
Bình luận
Nổi bật
Nghị quyết số 57: Bình Định thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp sáng tạo
sự kiện🞄Thứ sáu, 28/03/2025, 15:53
(CL&CS) - Với tầm nhìn dài hạn, tỉnh Bình Định đã không ngừng đầu tư hạ tầng, xây dựng cơ chế chính sách thuận lợi nhằm thu hút nguồn lực trong nước và quốc tế, đưa Bình Định trở thành một trong những địa phương đi đầu cả nước trong phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Nghị quyết 57-NQ/TW và Nghị quyết 193/2025/QH15: Tạo bước đột phá cho thị trường khoa học và công nghệ
sự kiện🞄Thứ sáu, 28/03/2025, 15:53
(CL&CS) - Thời gian qua, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đã và đang đóng góp tích cực, không chỉ trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản và ứng dụng công nghệ, mà còn trong việc chuyển giao công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu, góp phần nâng cao năng suất và cạnh tranh quốc gia.
Con đường để Việt Nam phát triển một xã hội số hiện đại, bền vững
sự kiện🞄Thứ năm, 27/03/2025, 18:01
(CL&CS) - Mô hình S.T.I.D (Science. Technology. Innovation. Digital Transformation): Khoa học, Công nghệ, Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số đã phản ánh xu hướng toàn cầu và là một chiến lược quan trọng của Việt Nam trong việc phát triển một xã hội số hiện đại và bền vững.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.