Dữ liệu cũ
Thứ sáu, 15/12/2017, 06:40 AM

Tùy vùng khí hậu khác nhau để áp dụng kỹ thuật đúng cho vụ mùa

(NTD) - Trong các vụ lúa thì vụ lúa đông xuân thường gặp thuận lợi hơn cả do thiên nhiên ưu đãi, nhiệt độ thích hợp, ánh nắng dồi dào, nhất là thời kỳ lúa làm đồng và trổ chín.

Trong các vụ lúa thì vụ lúa đông xuân thường gặp thuận lợi hơn cả do thiên nhiên ưu đãi, nhiệt độ thích hợp, ánh nắng dồi dào, nhất là thời kỳ lúa làm đồng và trổ chín. Nhiệt độ ngày, đêm chênh lệch cao nên cường độ tích lũy chất khô cao, không bị mưa bão nặng tấn công, nên năng suất lúa thường cao hơn vụ hè thu và thu đông. Ở ĐBSCL có những vùng trước đó ngập nước hơn 3 tháng nên sâu bệnh, cỏ dại bị tiêu diệt và nhận được nhiều phù sa. Theo tính toán của các nhà khoa học, năng suất lúa vụ đông xuân ở các vùng được phù sa bồi đắp những năm bình thường cao hơn vụ lúa hè thu từ 20-40%, bình quân khoảng 30%. Những năm khó khăn, năng suất lúa có giảm nhưng vẫn cao hơn vụ hè thu, chất lượng gạo tốt hơn nên bà con bán được giá, thu về lợi nhuận cao hơn.Vụ đông xuân năm nay do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên những mức độ ưu đãi của thiên nhiên có phần hạn chế, nhưng vẫn còn những ưu thế nhất định để năng suất lúa đông xuân sẽ cao hơn vụ hè thu. Bên cạnh đó, trải qua 2 năm, cả 13 tỉnh, thành ĐBSCL nhiều bà con nông dân tham gia chương trình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu nên đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm để biết cách áp dụng cho vụ lúa này, đồng thời có rất nhiều bà con tham gia chương trình VNSAT do nước ngoài tài trợ theo mục tiêu chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Nhiều bà con tham gia sản xuất cánh đồng lớn, tham gia các mô hình sản xuất khép kín lúa chất lượng cao… nên đã biết áp dụng kỹ thuật mới, kinh nghiệm ứng phó với khí hậu, biết giảm giống sạ còn 80kg/ha, giảm lượng phân, lượng thuốc, quản lý nước theo kỹ thuật tháo nước xen kẽ, biết quản lý biện pháp phòng trừ tổng hợp nên khả năng mang lại hiệu quả cao là rất lớn. Tuy nhiên, bà con cũng cần sản xuất theo hướng hợp tác và theo chỉ đạo chung của từng vùng, từng khu vực, từng tỉnh. Vì tuy là khu vực ĐBSCL nhưng có nhiều vùng sinh thái khác nhau nên không thể theo một cách giống nhau được. Những vùng có đất còn nhiễm phèn và có khả năng bị mặn xâm nhập sớm, bà con nên sử dụng phân Đầu Trâu mặn phèn để bón lót, liều bón tùy theo tính chất mức độ mặn phèn có thể bón từ 160-300 kg/ha, đồng thời bà con nên bón Đầu Trâu TE-A1 và Đầu Trâu TE-A2 cho cả vụ. Những nơi khi lúa thời con gái mà sinh trưởng kém thì bà con sử dụng vi lượng Đầu Trâu thông minh (loại kẽm thông minh) bón bổ sung, liều bón từ 3-4kg/ha, bón 1-2 lần/vụ.Thực hiện các bước này, bà con chắc chắn sẽ có một vụ lúa đông xuân đạt năng suất và chất lượng cao.

Lê Quốc Phong

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.