Thứ sáu, 25/11/2016, 07:45 AM

Từ mùng 5 Tết Đinh Dậu, đi “tè bậy” sẽ bị phạt tiền đến 3 triệu đồng

(NTD) – Từ 1/2/2017, hành vi đi vệ sinh cá nhân không đúng nơi quy định sẽ bị xử phạt hành chính số tiền lên đến 3 triệu đồng.

tebay2-bb-baaac8tU3e
Với hành vi này, từ 1/2/2017 người vi phạm sẽ bị xử phạt số tiền lên đến 3 triệu đồng chứ không còn "phạt 100.000" như biển cấm này nữa. Ảnh minh họa

Theo Nghị định số 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường vừa được Chính phủ ban hành, kể từ ngày 1/2/2017, hành vi đi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định sẽ bị xử phạt hành chính từ 1-3 triệu đồng.

Bên cạnh đó, một số hành vi vi phạm khác rất phổ biến trong sinh hoạt thường ngày của người dân cũng sẽ bị áp dụng mức xử phạt hành chính theo nghị định này như: vứt tàn, mẫu thuốc lá không đúng nơi quy định bị phạt từ 500.000-1 triệu đồng; vứt rác thải bừa bãi tại khu chung cư, thương mại,...bị phạt từ 3-5 triệu đồng; đặc biệt, hành vi vứt rác thải lên vỉa hè, đường phố, hệ thống thoát nước sẽ bị xử phạt từ 5-7 triệu đồng,...

đổ rác vỉa hè
Với hành vi đổ rác trên vỉa hè người vi phạm sẽ bị xử phạt từ 5-7 triệu đồng. Ảnh minh họa

Ngoài ra, cá nhân vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường tại cơ sở, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu kinh doanh và dịch vụ tập trung, làng nghề và khu nuôi trồng thủy sản sẽ bị phạt từ 5-500 triệu đồng. Trong đó, mức xử phạt cao nhất từ 400-500 triệu sẽ được áp dụng cho hành vi không trang bị hệ thống xử lý nước thải tập trung theo quy định.

Còn về vấn đề bảo vệ môi trường biển, một vấn đề khá nóng thời gian qua nghị định nêu rõ mức phạt sẽ là từ 10 triệu-1 tỷ đồng. Trong đó, hành vi đổ các loại hóa chất độc hại, chất thải rắn, nước thải không xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật xuống vùng biển thuộc khu bảo tồn thiên nhiên, di sản tự nhiên, vùng có hệ sinh thái tự nhiên mới, khu vực sinh sản thường xuyên hoặc theo mùa của các loài thủy, hải sản, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường sẽ bị xử phạt từ 250-500 triệu đồng.

Đặc biệt, phạt tiền từ 500 triệu-1 tỷ đồng đối với hành vi đổ chất thải nguy hại, chất thải có chứa chất phóng xạ xuống vùng biển Việt Nam, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường.

Trên đây là mức xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân; nếu tổ chức vi phạm sẽ bị tăng mức phạt lên gấp 2 lần.

Cũng theo nghị định này, mức xử phạt tối đa cho cá nhân vi phạm là 1 tỷ đồng và tổ chức sẽ là 2 tỷ đồng.

Minh Luân

 

Bình luận

Nổi bật

Nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng phải đảm bảo theo QCVN 01-195:2022

Nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng phải đảm bảo theo QCVN 01-195:2022

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 16:06

(CL&CS) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-195:2022/BNNPTNT quy định giá trị giới hạn cho phép về các thông số của nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường và sức khỏe con người.

QCVN 01-195:2022/BNNPTNT về nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng

QCVN 01-195:2022/BNNPTNT về nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 15:58

(CL&CS) - Xử lý chất thải chăn nuôi sẽ giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí cho việc tiêu hủy, mang lại hiệu quả kinh tế, bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường cộng đồng…

Sắp ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường

Sắp ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường

sự kiện🞄Chủ nhật, 05/05/2024, 12:24

(CL&CS) - Trong giai đoạn 2024-2026, Bộ Tài nguyên và Môi trường dự kiến sẽ ban hành nhiều Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với khí thải phương tiện ô tô; Quy chuẩn về tiếng ồn;...