TS Vũ Đình Ánh: "Nếu tiếp tục siết tín dụng sẽ ảnh hưởng mạnh đến bất động sản"
(CL&CS) - Theo chuyên gia, vấn đề chính là phải lành mạnh hóa mối quan hệ bất động sản – tài chính, kinh tế bởi nếu tiếp tục siết tín dụng thì sẽ "bóp chết" bất động sản.
Tại tọa đàm “Kiểm soát nguồn vốn vào bất động sản – Chính sách và tác động”, TS Vũ Đình Ánh - nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường - giá cả (Bộ Tài Chính), nhấn mạnh, Việt Nam vẫn đang mông lung, hiểu sai vai trò của bất động sản. Do đó, chúng ta cần thay đổi lại suy nghĩ về vai trò của bất động sản, phải đánh giá và nhìn nhận đúng, bất động sản là bộ phận quan trọng của nền kinh tế, là kết quả và đầu vào của tăng trưởng. Ông khẳng đinh, bất động sản và tài chính là 2 mặt của 1 đồng xu, phải gắn liền với nhau.
Thế giới đang bước vào giai đoạn dự báo là suy thoái kinh tế gắn liền với lạm phát. Do đó, Việt Nam cần phải cẩn thận, dù chúng ta đã vượt qua đại dịch nhưng tăng trưởng kinh tế thấp. Nếu không xem xét cẩn trọng thị trường bất động sản – tài chính kinh tế sẽ dễ bị suy thoái và lạm phát tăng cao.
Chia sẻ tại tọa đàm, ông Ánh nhấn mạnh: “"Không phải siết, kiểm soát, điều chỉnh nguồn vốn hay bất kỳ từ ngữ nào cả, vấn đề chúng ta đang đối mặt là thị trường bất động sản phụ thuộc vào nguồn vốn ngân hàng tín dụng. Vấn đề chính là phải lành mạnh hóa mối quan hệ bất động sản - tài chính, kinh tế. Bởi nếu tiếp tục siết tín dụng, sẽ bóp chết bất động sản”.
Vị chuyên gia này cũng cho biết, trái phiếu doanh nghiệp không sai nhưng hiện nay, chúng ta đang nói về trái phiếu doanh nghiệp 3 không: không bảo đảm, không xếp hạng tín nhiệm, không bảo lãnh thanh toán. Xét trên nguyên tắc thì trái phiếu doanh nghiệp phải đảm bảo tín nhiệm. Rõ ràng, thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam không phải thị trường thật sự. Việt Nam phải xây dựng hệ thống giống thông lệ quốc tế, phải lành mạnh, minh bạch.
Theo ông Ánh, nên thay từ “kiểm soát" nguồn vốn bằng "lành mạnh hóa”, những chính sách phải là cơ quan Nhà nước quyết định.
Đồng tình với quan điểm này, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp. Hồ Chí Minh cho biết, việc siết tài chính tín dụng đối với bất động sản chắc chắn sẽ có ảnh hưởng mạnh đến hoạt động kinh doanh bất động sản. Nhà nước không nên thắt chặt thị trường bất động sản, mà nên kiểm soát cho vay đối với các doanh nghiệp, đối tượng vay và sử dụng vốn vay đúng mục đích.
Trong bối cảnh này, ông Lê Hoàng Hoán kiến nghị việc kiểm soát nguồn vốn của Ngân hàng nên có lộ trình. Các ngân hàng sẽ siết tín dụng bất động sản một cách chọn lọc, không hoàn toàn khóa van tín dụng bất động sản. Bởi nếu tín dụng bị khóa đột ngột, nhiều dự án dở dang sẽ gặp khó khăn, doanh nghiệp không trả được nợ vay, ngân hàng lại đối diện với nguy cơ nợ xấu.
Hà Thu
Bình luận
Nổi bật
Phân khúc bất động sản khu công nghiệp vẫn giữ vị thế ổn định
sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 18:00
Bất động sản khu công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút dòng vốn FDI trong nhiều năm qua. 9 tháng đầu năm 2024, tổng vốn FDI thực hiện tại Việt Nam ước đạt 17.34 tỷ USD, tăng gần 9% so với cùng kỳ; trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với hơn 1,4 tỷ USD, chiếm hơn 8% vốn thực hiện.
Đồng Khởi và Tràng Tiền tiếp tục lọt nhóm mặt bằng cho thuê đắt nhất thế giới
sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:59
Giá thuê mặt bằng trên đường Đồng Khởi xếp thứ 14 trên thế giới, trong khi Tràng Tiền Plaza Hà Nội góp mặt ở vị trí 18, theo bảng xếp hạng các đại lộ bán lẻ đắt đỏ nhất thế giới của đơn vị Cushman & Wakefield.
Bất động sản công nghiệp: Nhiều “ông lớn” đua nhau rót tiền, tương lai vẫn còn rất tươi sáng?
sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:57
Trong bối cảnh thị trường bất động sản vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức, bất động sản công nghiệp (BĐS KCN) đang trở thành một "miền đất hứa" thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mạnh mẽ.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.