TS. Cấn Văn Lực: "Áp lực lạm phát sẽ tăng dần vào cuối năm"
(CL&CS) - Trao đổi tại tọa đàm “Áp lực lạm phát năm 2022 và các đề xuất chính sách”, TS Cấn Văn Lực cho biết, Việt Nam đang kiểm soát tốt tình hình và lạm phát vẫn chưa phải là vấn đề quá lớn. Dù vậy, áp lực lạm phát vẫn đang hiện hữu và sẽ kéo dài trong 4 tháng cuối năm.
Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), mặc dù hiện tại lạm phát vẫn chưa phải là vấn đề quá lớn, nhưng áp lực lạm phát đã được cảm nhận rõ hơn và sẽ tiếp tục kéo dài trong những tháng cuối năm.
Trong đó, căng thẳng chính trị thế giới tại Ukraine vẫn là nguy cơ lớn nhất đối với lạm phát và giá cả hàng hóa của Việt Nam. Xu hướng thắt chắt thặt tiền tệ toàn cầu có thể giúp giảm nhẹ áp lực lạm phát từ bên ngoài. Chính sách zero Covid tại Trung Quốc kéo dài sẽ làm trầm trọng thêm vấn đề lạm phát toàn cầu.
“Tuy nhiên, áp lực lạm phát dự báo có thể giảm bớt trong các tháng cuối năm 2022 nếu giá dầu và giá lương thực thế giới giảm, tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu được cải thiện. Tổng hợp tác động của các yếu tố cả trong và ngoài nước, dự báo lạm phát trong nước năm 2022 sẽ ở mức 3,5 - 3,8%”, cơ quan này dự báo.
Tại toạ đàm “Áp lực lạm phát năm 2022 và các đề xuất chính sách”, TS. Cấn Văn Lực - chuyên gia kinh tế trưởng BIDV nhìn nhận, tăng trưởng kinh tế và lạm phát là những chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng, nhạy cảm, phản ánh sự thịnh vượng của một quốc gia.
“Áp lực lạm phát sẽ tăng dần vào cuối năm. Dự báo năm 2023, lạm phát sẽ còn lớn hơn, khó khăn hơn, điều này sẽ tăng thêm áp lực cho tăng trưởng kinh tế”, ông nhấn mạnh. Với nhận định này, ông cũng đưa ra dự báo tăng trưởng GDP cả năm 2022 sẽ khoảng 7-7,5%.
Khi so sánh các chỉ số lạm phát của Việt Nam với thế giới trong bối cảnh hiện nay. “Lạm phát trên thế giới có thể coi là đã qua mức đỉnh lạm phát, riêng Châu Âu lạm phát còn tiếp tục tăng bởi khủng hoảng năng lượng, khí đốt. Trong khi đó, lạm phát ở Việt Nam vẫn chưa đạt đỉnh, còn độ trễ và sẽ chịu áp lực trong những tháng cuối năm bởi yếu tố cầu kéo”, ông nói.
Ngoài ra, ông cũng cho rằng việc tính toán chỉ số của Việt Nam cũng có sự khác biệt so với nhiều nước. Hơn nữa, Chính phủ cũng thực hiện bình ổn giá các mặt hàng gồm xăng, dầu, lương thực, thực phẩm, nhà ở, là những nhóm mặt hàng đóng góp 80-90% vào chỉ số lạm phát ở Việt Nam.
Do đó, ông kiến nghị Chính phủ nên ổn định mặt bằng lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi. Đồng thời, trong thời gian tới cần thay thế công cụ hạn mức tín dụng bằng công cụ khác có tính thị trường hơn, gián tiếp hơn.
Phát biểu tại tọa đàm, ông Nguyễn Quốc Việt – Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) – cho hay, việc đứt gãy trong chuỗi cung ứng toàn cầu và giá hàng hoá thô toàn cầu tăng cao khiến chi phí vận tải và đầu vào sản xuất của Việt Nam tăng, đẩy áp lực lạm phát tăng cao.
Cụ thể, CPI bình quân 8 tháng đầu năm tăng 2,58% so với cùng kỳ, cao hơn mức tăng 1,67% của bình quân 8 tháng đầu năm 2021 nhưng thấp hơn mức tăng bình quân 8 tháng các năm 2018 – 2020. "Nếu so sánh với lạm phát ở khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu thì kết quả này là một thành công trong kiểm soát giá cả của chính phủ", ông Việt đánh giá
Ông Vũ Đình Ánh - nguyên Viện trưởng Viện Quản lý giá cả (Bộ Tài chính) cho rằng, ổn định kinh tế vĩ mô luôn là mục tiêu hàng đầu của Việt Nam. Vì vậy, sẽ không có chuyện hy sinh kiểm soát kinh tế vĩ mô để phục vụ mục tiêu tăng trưởng.
Ông Ánh cũng lưu ý, lạm phát chỉ là một trong những yếu tố gây mất ổn định kinh tế vĩ mô chứ không phải toàn bộ, do đó cần nghiên cứu thêm cả các yếu tố khác có thể tác động đến nền kinh tế chung.
Hà Thu
Bình luận
Nổi bật
Đầu tư gần 3.000 tỷ đồng xây dựng kết cấu hạ tầng Khu Công nghiệp Đồng Văn VI
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 15:42
(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1426/QĐ-TTg ngày 19/11 về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu Công nghiệp Đồng Văn VI, tỉnh Hà Nam.
Thị trường đất nền: Sở hữu tiềm năng tăng giá, nhà đầu tư đồng loạt quay trở lại
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 14:30
Theo các chuyên gia đánh giá, thị trường đất nền "hút khách" trở lại do chịu tác động mạnh từ hai yếu tố. Thứ nhất là xu hướng tăng giá mạnh của phân khúc căn hộ chung cư đã đẩy một bộ phần nhà đầu tư chuyển dịch sang đất nền. Thứ hai là quy định cấm phân lô bán nền sẽ làm khan hiếm nguồn cung.
Thị trường chung cư tại Hà Nội: Giá tăng nhanh nhưng chỉ là “cú sốc tạm thời”, bước đầu cho một chu kỳ mới?
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 14:30
Theo ông Trần Quang Trung - Giám đốc phát triển kinh doanh OneHousing, giá căn hộ tại Hà Nội tăng nhanh trong thời gian ngắn có thể gây ra phản ứng “sốc tạm thời” nhưng trong chặng đường tới năm 2030 thì đây mới chỉ là sự khởi đầu cho một chu kỳ tăng trưởng mới.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.