Thứ sáu, 29/10/2021, 14:43 PM

Triển khai Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch giai đoạn 3

(CL&CS) - Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam Kim Højlund Christensen và Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An đã ký kết một hiệp định mới, khởi động Chương trình Hơp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch giai đoạn 2021-2025 (chương trình DEPP III).

Đây là giai đoạn ba của chương trình hợp tác dài hạn giữa hai Chính phủ trong lĩnh vực năng lượng được thiết lập vào năm 2013. Chương trình sẽ do Cục Năng lượng Đan Mạch và Bộ Công Thương Việt Nam phối hợp thực hiện với nguồn vốn tài trợ không hoàn lại là 60,3 triệu DKK (tương đương 10 triệu USD) dưới dạng hỗ trợ kỹ thuật của Đan Mạch.

Tại lễ ký, Đại sứ Đan Mạch Kim Højlund Christensen cho biết: “Đan Mạch là đối tác lâu dài và tin cậy của Việt Nam trong quá trình hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi sang ngành năng lượng xanh và nền kinh tế carbon thấp. Chương trình DEPP III sẽ kế thừa nền tảng vững chắc của quan hệ hợp tác đối tác giữa Chính phủ hai nước đã xây dựng trong các giai đoạn trước và tiếp tục củng cố, phát triển các thành tựu đã đạt được cho đến nay. Với hơn 50 năm kinh nghiệm chuyển đổi ngành năng lượng từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo, Đan Mạch rất sẵn lòng chia sẻ với Việt Nam các giải pháp, bí quyết và các kinh nghiệm thực tiễn tốt nhất của mình. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam hiện thực hóa tiềm năng to lớn về chuyển đổi năng lượng và nâng cao cam kết cũng như tham vọng của Việt Nam về ứng phó với biến đổi khí hậu.”

Phát biểu tại lễ ký kết, ông Đặng Hoàng An, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết: “Quan hệ hợp tác đối tác trong lĩnh vực năng lượng giữa Việt Nam và Đan Mạch đã đem lại nhiều kết quả tốt đẹp cũng như các lợi ích hữu hình cho cả hai quốc gia. Việc triển khai Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch giai đoạn 3 sẽ là một cơ hội tốt để Việt Nam tiếp cận với đội ngũ chuyên gia Đan Mạch và học hỏi kinh nghiệm của phía bạn về các chính sách phát triển năng lượng mang tính chiến lược, đóng vai trò quan trọng đối với quá trình chuyển đổi bền vững ngành năng lượng Việt Nam.”

4

Trong Chương trình DEPP III, các đối tác Đan Mạch và Việt Nam sẽ tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực quy hoạch năng lượng, tích hợp năng lượng tái tạo vào hệ thống điện và tăng cường sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong lĩnh vực công nghiệp. Phát triển điện gió ngoài khơi sẽ tiếp tục là một lĩnh vực trọng tâm trong Chương trình này.

Cục Năng lượng Đan Mạch sẽ hỗ trợ Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo Việt Nam (Bộ Công Thương) khai thác tiềm năng to lớn về điện gió ngoài khơi của Việt Nam thông qua việc xây dựng các chính sách và quy định pháp lý mang tính kiến tạo cho phát triển của điện gió ngoài khơi.

“Cục Năng lượng Đan Mạch mong muốn tiếp tục hợp tác hiệu quả với các đối tác Việt Nam. Bên cạnh các sáng kiến hỗ trợ tiết kiệm năng lượng, tích hợp năng lượng tái tạo và điện gió ngoài khơi vào hệ thống điện, chúng tôi sẽ công bố Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam 2021 vào đầu năm tới. Báo cáo này là công cụ quy hoạch chiến lược quan trọng hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi xanh ngành năng lượng và đáp ứng các cam kết theo Thỏa thuận Paris”, Ông Anton Beck, Giám đốc Hợp tác toàn cầu, Cục Năng lượng Đan Mạch cho biết.

Ngoài ra, Chương trình sẽ tăng nguồn vốn hỗ trợ cho Vụ Tiết kiệm Năng lượng và Phát triển Bền vững (Bộ Công Thương) xây dựng cơ chế khuyến khích, thúc đẩy việc áp dụng các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng tại Việt Nam. Đây cũng là lĩnh vực mà Đan mạch có thế mạnh và nhiều kinh nghiệm.

Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Đan Mạch là một phần trong cam kết của Đan Mạch thực hiện Thỏa thuận Paris thông qua việc hỗ trợ một số nền kinh tế mới nổi, trong đó có Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp.

Thanh Tùng

Bình luận

Nổi bật

Nghệ An chuyển mục đích sử dụng hơn 25ha rừng để thực hiện 4 dự án quan trọng

Nghệ An chuyển mục đích sử dụng hơn 25ha rừng để thực hiện 4 dự án quan trọng

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 10:52

(CL&CS) - Việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện 4 dự án: Dự án Xây dựng hồ chứa nước Khe Rắt, xã Hùng Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An; Dự án Khu du lịch sinh thái Bãi Lữ; Dự án Nhà máy thủy điện Suối Choang (phần diện tích thuộc khu vực lòng hồ); Dự án Đầu tư khai thác mỏ đất san lấp tại thôn 22, xã Quỳnh Vinh, thị xã Hoàng Mai.

Tập trung thúc đẩy các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn

Tập trung thúc đẩy các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn

sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 10:46

(CL&CS) - Vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) phối hợp với Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội và UBND TP Hà Nội tổ chức Hội nghị “Thúc đẩy thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn của Việt Nam". Tại đây, Hội nghị đã đưa ra 5 nhóm giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn.

Ứng dụng công nghệ cao trong quản lý sản xuất lâm nghiệp bền vững

Ứng dụng công nghệ cao trong quản lý sản xuất lâm nghiệp bền vững

sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 10:46

(CL&CS) - Vừa qua, Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Trường Đại học Lâm nghiệp tổ chức Hội thảo “Ứng dụng công nghệ cao trong quản lý sản xuất lâm nghiệp bền vững”. Hội thảo là một trong những hoạt động hướng tới kỷ niệm 60 năm thành lập Trường Đại học Lâm nghiệp.