Thứ ba, 30/11/2021, 12:50 PM

Triển khai áp dụng tiêu chuẩn FSC CoC tại Công ty chế biến gỗ

(CL&CS)- Áp dụng tiêu chuẩn Quản lý rừng bền vững (FSC) và chuỗi hành trình sản phẩm (CoC) vào các doanh nghiệp trồng rừng kinh tế và chế biến gỗ ở Việt Nam là việc đang được Nhà nước ta quan tâm. Trong 2 năm qua, một số doanh nghiệp được Nhà nước hỗ trợ áp dụng tiêu chuẩn này. Công ty chế biến gỗ Phan Thiết là một trong các số đó.

Công ty đã được hỗ trợ nâng cao nhận thức và năng lực áp dụng tiêu chuẩn FSC CoC cho cán bộ, nhân viên, nhằm nâng cao nhận thức về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng. Về hỗ trợ nâng cao nhận thức về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ FSC CoC, đơn vị tư vấn đã tổ chức hội thảo nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân viên Công ty nhằm nâng cao nhận thức về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng. Ngoài ra còn hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn FSC về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng và chuỗi hành trình sản phẩm FSC CoC. Đã tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho những cán bộ, nhân viên liên quan của Công ty  theo phương thức kết hợp giữa bài giảng, thảo luận trực tiếp và thực hành. Nội dung tập huấn bao gồm: Giới thiệu các tiêu chuẩn; các yêu cầu xã hội và môi trường; đánh giá rủi ro và tham vấn các bên liên quan; hướng dẫn đánh giá rủi ro và hệ thống tuân thủ DDS; xây dựng sổ tay hướng dẫn thực hiện chuỗi hành trình sản phẩm CoC; xây dựng sổ tay quản lý CoC; hướng dẫn thành lập tổ FSC và tổ chức thực hiện trong doanh nghiệp; hướng dẫn xây dựng các cam kết FSC; tài liệu hóa bằng chứng; qui trình chứng chỉ CoC;…Công ty đã xây dựng được hệ thống tài liệu, biểu mẫu để quản lý để đưa vào áp dụng.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Hiệu quả mang lại trước mắt là nhận thức của toàn bộ cán bộ, nhân viên Công ty được nâng cao. Cán bộ nhân viên Công ty đã hiểu rõ quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng là xu thế chung của lâm nghiệp thế giới, góp phần nâng cao NSCL, tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu. Sản phẩm mang dấu hiệu FSC CoC sẽ  tiếp cận và nâng cao khả năng cạnh tranh và thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.

Đồng thời năng lực kỹ thuật của cán bộ, nhân viên Công ty cũng được nâng cao. Các cán bộ, nhân viên liên quan của Công ty nắm được các yêu cầu của tiêu chuẩn FSC về quản lý rừng bền vững, chứng chỉ rừng và chuỗi hành trình sản phẩm FSC CoC, có khả năng thực hiện được các nội dung được đào tạo.

Việc quản lý của Công ty được nền nếp hơn do thực hiện theo hệ thống tài liệu, biểu mẫu được xây dựng phù hợp với tiêu chuẩn. Do mới thực hiện một số nội dung/yêu cầu theo tiêu chuẩn nên hiệu quả thực tế áp dụng trong Công ty chưa đánh giá được cụ thể.

Để được cấp chứng chỉ rừng, Công ty cần được tiếp tục tư vấn hỗ trợ đánh giá cấp chứng chỉ.  Đánh giá cấp chứng chỉ rừng FSC CoC là nhiệm vụ của các tổ chức đánh giá rừng (Certification Body – CB) là bên thứ 3 trong thực hiện chứng chỉ rừng và được FSC ủy quyền. Nhiệm vụ của các doanh nghiệp chế biến là phải đáp ứng được các yêu cầu theo Tiêu chuẩn FSC CoC. Đây cũng làm một nhiệm vụ khó khăn, nhất là khi Việt Nam mới tiếp cận chứng chỉ rừng và năng lực quản lý, kinh doanh còn nhiều hạn chế. Vì vậy rất cần có sự tư vấn, hỗ trợ từ phía tổ chức tư vấn. Doanh nghiệp cần được hỗ trợ: chuẩn bị các điều kiện cho đánh giá cấp chứng chỉ FSC CoC bao gồm: hệ thống hóa tài liệu, đảm bảo minh chứng và truy suất nguồn gốc nguyên liệu và các yêu cầu khác của FSC CoC theo tiêu chuẩn FSC; hướng dẫn thiết kế, lắp đặt dây chuyền sản xuất trong công ty, đảm bảo kiểm soát chuỗi hành trình sản phẩm đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn; xây dựng báo cáo đánh giá rủi ro;  thực hiện các yêu cầu xã hội, môi trường theo quy định của FSC CoC; thực hiện và hướng dẫn tổ chức tự đánh giá nội bộ theo các yêu cầu của FSC CoC; khắc phục lỗi không tuân thủ sau đánh giá nội bộ; chuẩn bị hồ sơ và lựa chọn tổ chức cấp chứng chỉ;…

Các công ty chế biến gỗ muốn tiếp cận chứng chỉ FSC CoC có thể liên hệ với các tổ chức tư vấn để được hỗ trợ.

(Bài/loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ - CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ).

Văn Văn

Bình luận

Nổi bật

TCVN 5603:2023 góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng uy tín doanh nghiệp

TCVN 5603:2023 góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng uy tín doanh nghiệp

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 11:28

(CL&CS) - Sự ra đời của TCVN 5603:2023 giúp nâng cao chất lượng và sự an toàn của sản phẩm cung cấp ra thị trường, đồng thời góp phần tích cực vào tăng uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp.

Áp dụng hiệu quả ISO 9001 – tránh sự chồng chéo, rút ngắn thời gian giải quyết công việc hành chính

Áp dụng hiệu quả ISO 9001 – tránh sự chồng chéo, rút ngắn thời gian giải quyết công việc hành chính

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 10:25

(CL&CS) - Việc triển khai áp dụng ISO 9001 vào hoạt động các cơ quan hành chính nhà nước giúp vận hành cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” hiệu quả hơn, nhất là khâu phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, tránh sự chồng chéo, từ đó rút ngắn thời gian giải quyết công việc, đảm bảo đúng luật, nâng cao mức độ hài lòng của người dân…

TCVN 5603:2023 góp phần tăng uy tín doanh nghiệp và bảo vệ quyền lợi người dùng

TCVN 5603:2023 góp phần tăng uy tín doanh nghiệp và bảo vệ quyền lợi người dùng

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 14:29

(CL&CS) - So với phiên bản cũ năm 2008, TCVN 5603:2023 đã có những thay đổi nhất định nhằm góp phần nâng cao chất lượng và sự an toàn của sản phẩm cung cấp ra thị trường, đồng thời tăng uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.