Văn hóa và Đời sống
Thứ hai, 12/08/2024, 12:27 PM

Tri thức dân gian Mỳ Quảng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Mỳ Quảng với nhiều biến tấu phong phú, đã trở thành một phần quan trọng trong văn hóa ẩm thực của Quảng Nam.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công nhận Tri thức dân gian Mỳ Quảng tỉnh Quảng Nam là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia theo Quyết định 2327/QĐ-BVHTTDL. Quyết định này căn cứ vào Luật Di sản văn hóa và các quy định sửa đổi, bổ sung của luật. Theo đó, Chủ tịch UBND các cấp nơi có di sản văn hóa phi vật thể được công nhận sẽ chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về di sản theo quy định của pháp luật.

Trước đó, ngày 10/8/2023, UBND tỉnh Quảng Nam đã gửi hồ sơ đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để đề nghị đưa nghề chế biến mỳ Quảng vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Nghề chế biến mỳ Quảng có sự đa dạng về nguyên liệu và cách chế biến, không chỉ thể hiện giá trị ẩm thực độc đáo của vùng đất này mà còn gắn bó mật thiết với đời sống vật chất và tinh thần của người dân địa phương. Mỳ Quảng với nhiều biến tấu phong phú, đã trở thành một phần quan trọng trong văn hóa ẩm thực của Quảng Nam.

Mỳ Quảng. Ảnh: mia

Mỳ Quảng. Ảnh: mia

Mỳ Quảng là món ăn bình dân nhưng có sức sống bền bỉ với khoảng 500 năm tuổi. Vào thế kỷ 16, khi Hội An trở thành một thương cảng quốc tế nhộn nhịp, nơi đây đã trở thành điểm giao thoa văn hóa và ẩm thực của nhiều quốc gia. Người Hoa đến Hội An sinh sống và làm việc mang theo món mỳ Trung Hoa. Người dân địa phương đã sáng tạo một phiên bản mới, mang đậm phong cách và nguyên liệu bản địa. Món mỳ này được làm từ bột gạo và mang hương vị độc đáo của vùng đất Quảng Nam nên được gọi là mỳ Quảng, thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa ảnh hưởng ngoại lai và bản sắc dân tộc.

Món ăn này được làm chủ yếu từ bột gạo xay mịn xắt thành sợi và ăn với nước dùng cùng trứng, thịt gà, thịt lợn... Cách chế biến món ăn này cực đơn giản. Gạo được chọn lựa kỹ càng, là loại ngon nhất, đem ngâm trong nước khoảng 4 giờ rồi mang đi xay thành bột. Tiếp đó, hòa bột gạo với nước theo tỷ lệ nhất định để khi tráng tạo lá mỳ không quá ướt và cũng không quá khô.

Sau khi hòa xong, đun một nồi nước nóng, căng một tấm vải phủ lên miệng nồi rồi múc từng vá bột hơi dày đổ lên, dùng vá tráng theo hình tròn để dàn đều bột. Đậy nắp hấp bột khoảng 5-7 phút cho bột chín rồi dùng một chiếc que dẹp lấy mỳ ra khỏi tấm vải. Lá mỳ sẽ được đặt trên mặt phẳng và thoa một chút dầu phộng lên để tạo mùi thơm và độ béo ngậy cho sợi mì. Xắt mỳ thành những sợi bản to để khi ăn có độ mềm, dai vừa đủ.

Nhân mỳ Quảng không cố định nguyên liệu nào. Thông thường, người ta dùng thịt gà, thịt heo, thịt bò, tôm, trứng, cá... đã làm sạch, ướp gia vị rồi mang xào trên chảo dầu đã phi thơm hành tỏi để làm nhân. Phần nhân này được nấu chín mềm vừa phải. Phần nước hầm nhân thường được dùng làm nước dùng khi ăn mỳ.

Tri thức dân gian Mỳ Quảng được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia. Ảnh: Sưu tầm

Tri thức dân gian Mỳ Quảng được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia. Ảnh: Sưu tầm

Khi thưởng thức món mỳ Quảng, người ta sẽ trộn đều tô mì để các nguyên liệu hòa quyện, thấm đẫm nước dùng. Món mỳ Quảng có đậu phộng rang thơm, bùi, béo kết hợp cùng bánh tráng giòn tạo nên tạo hương vị đậm đà đặc trưng.

Mỳ Quảng thường được phục vụ tại các quán ăn nhỏ, thậm chí là quán vỉa hè, nơi có thể thưởng thức món ăn này với hương vị chính thống và giá cả hợp lý, khoảng từ 25.000 - 40.000 đồng/tô. Đây là món ăn dân dã, dễ ăn và rất được yêu thích bởi du khách lẫn người dân địa phương vì hương vị đậm đà và sự gắn bó với văn hóa ẩm thực của vùng đất Quảng Nam.

Linh Chi

Bình luận

Nổi bật

Khung giờ ăn uống giúp hạ đường huyết hiệu quả, tránh mắc bệnh tiểu đường

Khung giờ ăn uống giúp hạ đường huyết hiệu quả, tránh mắc bệnh tiểu đường

sự kiện🞄Thứ năm, 19/09/2024, 22:45

Để kiểm soát đường huyết hiệu quả, chúng ta không nhất thiết phải hạn chế lượng thức ăn.

Động đất kinh hoàng khiến 830.000 người chết, 101 huyện chịu thiệt hại nặng, mặt đất bị 'xé toạc', nhiều cây cầu đổ sập trong phút chốc

Động đất kinh hoàng khiến 830.000 người chết, 101 huyện chịu thiệt hại nặng, mặt đất bị 'xé toạc', nhiều cây cầu đổ sập trong phút chốc

sự kiện🞄Thứ năm, 19/09/2024, 22:42

Đây được coi là một trong những thảm họa kinh hoàng nhất, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản.

Hơn 100 người nhập viện khẩn cấp vì ngộ độc sau khi tiêu thụ thực phẩm cứu trợ lũ lụt

Hơn 100 người nhập viện khẩn cấp vì ngộ độc sau khi tiêu thụ thực phẩm cứu trợ lũ lụt

sự kiện🞄Thứ năm, 19/09/2024, 22:38

Có hơn 100 người dân Myanmar phải nhập viện vì ngộ độc thực phẩm từ cứu trợ lũ lụt, sự việc hiện đang thu hút nhiều sự chú ý.