Trị bệnh bằng nhạc cổ điển
(CL&CS) - Trên thế giới, âm nhạc từ lâu đã được ứng dụng để điều trị tâm thần, rối loạn sức khỏe và mang đến nhiều hiệu quả vượt trội, nhưng cần có những quy định, đòi hỏi kỹ năng chuyên môn từ y, bác sĩ.
Việc sử dụng âm nhạc để trị liệu, chữa bệnh đã có từ thời Hy Lạp cổ đại. Đến thập niên 1840, các trường đại học bắt đầu mở chuyên ngành về lĩnh vực này. Hiện nay, trên thế giới, nhiều hiệp hội trị liệu âm nhạc ra đời với hàng nghìn nhà trị liệu chăm sóc cá nhân, xã hội, giáo dục.
Phải có bằng cấp trị liệu
Để trị liệu bệnh bằng âm nhạc, các y bác sĩ Mỹ buộc phải được cấp chứng chỉ hành nghề. Các nhà trị liệu âm nhạc hoạt động dưới sự bảo trợ của Hiệp hội Trị liệu Âm nhạc (American Music Therapy Association - AMTA).
Tương tự AMTA, Hiệp hội Trị liệu Âm nhạc Anh (British Music Therapy Association - BAMT) là đơn vị quản lý và hướng dẫn các vấn đề liên quan phương pháp này. Để hành nghề, các nhà trị liệu phải có bằng cử nhân về lĩnh vực này, chứng minh đã được đào tạo về cả âm nhạc lẫn nghiên cứu xã hội, sư phạm, tâm lý học.
Ngoài ra, sau thời gian hành nghề, họ có thể xin xét duyệt chứng nhận. Điều kiện để được chứng nhận này là có ít nhất 480 giờ thực hành trị liệu, tham gia kỳ thi cấp chứng chỉ do Hội đồng Quốc gia về Chứng chỉ Trị liệu cung cấp. Khi có chứng chỉ này, những nhà trị liệu mới được quyền làm các thủ tục khác như mở phòng khám tư nhân.
Sử dụng nhạc cổ điển, nhạc nhẹ có thể chữa bệnh tâm thần (Ảnh: Getty)
Na Uy là quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa phương pháp điều trị không dùng thuốc vào hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần, trong đó, liệu pháp âm nhạc là lựa chọn hàng đầu.
Tại Ấn Độ, liệu pháp âm nhạc để chữa bệnh phổ biến nhất ở khu vực phía Nam với người khởi xướng là ca sĩ Mangalampalli Balamuralikrishna.
Yêu cầu khắt khe về âm nhạc trị liệu
Liệu pháp âm nhạc là việc sử dụng khả năng của những giai điệu, ca từ để cải thiện sức khỏe con người. Ngay cả những bản nhạc buồn cũng mang lại cho người nghe sự sảng khoái và thoải mái. Các nhà trị liệu âm nhạc sử dụng phản ứng và kết nối của một người với âm nhạc để khuyến khích thay đổi tích cực trong tâm trạng, tư duy tinh thần của họ.
Liệu pháp âm nhạc có thể bao gồm nghe nhạc hoặc sáng tác giai điệu bằng các loại nhạc cụ. Liệu pháp âm nhạc được sử dụng để điều trị các triệu chứng của một số bệnh lý như rối loạn lo âu, phiền muộn, chấn thương tâm lý, sa sút trí tuệ, rối loạn tự kỷ, khó khăn trong học tập, rối loạn hành vi, tâm thần, ung thư.
Một số trường hợp được sử dụng âm nhạc nhằm giảm căng thẳng, hạn chế tình trạng tâm trạng thất thường, hạ huyết áp và mức cholesterol, kiểm soát cơn đau, giảm nguy cơ bệnh tim mạch, đột quỵ, cải thiện giấc ngủ. Hợp âm guitar bổ trợ vào quá trình người đó hít vào, thở ra, giúp họ thư giãn, kiểm soát cơn đau.
Những loại âm nhạc được sử dụng trong liệu trình chữa trị thường là thể loại nhẹ nhàng, gợi cảm giác thư giãn, yên bình. Trong đó, nhạc thiền được sử dụng nhiều nhất.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng được học chơi một số nhạc cụ như trống, piano, nhạc cụ gõ, chuông, xylophone, đàn hạc, guitar... Khi trị liệu bằng âm nhạc, bệnh nhân phải được theo dõi. Đặc biệt, các nhà trị liệu không được để người bệnh tự ý trị liệu bằng âm nhạc vì có thể gây ra hậu quả khó lường.
Thủy Tiên
Bình luận
Nổi bật
Khởi động chiến dịch 'JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết'
sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:58
(CL&CS)- Ngày 21/11, tại Hà Nội, chiến dịch “JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết” chính thức được phát động.
Hà Nội vào mùa ô nhiễm không khí, nguy hại sức khỏe người dân
sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:58
(CL&CS) - Chất lượng không khí (AQI) Hà Nội thời gian gần đây luôn ở mức cảnh báo đỏ, chỉ số bụi mịn PM 2.5 vượt ngưỡng cho phép, điều này cho thấy hiện trạng ô nhiễm ở Hà Nội rất báo động
Viết về thầy cô và mái trường: Chất lượng các bài dự thi có sự thay đổi rõ rệt, nhiều bài viết tâm huyết, để lại cảm xúc sâu sắc
sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:57
(CL&CS) - Mới đây, tại Hà Nội đã diễn ra lễ tổng kết và trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.