Thứ tư, 09/08/2023, 11:53 AM

TP.HCM thành lập Hội đồng tư vấn triển khai Nghị quyết 98

Theo quyết định, Hội đồng đề ra các giải pháp, đề án và những vấn đề quan trọng liên quan đến việc triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù được quy định tại nghị quyết.

chinh-sach-dac-thu-phat-trien-TPHCM

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã  ký quyết định thành lập Hội đồng tư vấn và tổ thư ký Hội đồng tư vấn triển khai thực hiện Nghị quyết 98 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM.

Theo đó, Hội đồng tư vấn do TS Trần Du Lịch, Ủy viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia làm Chủ tịch; TS Trương Minh Huy Vũ, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP làm Phó chủ tịch.

PGS.TS Trần Hoàng Ngân, Thư ký Bí thư Thành uỷ TP.HCM làm thành viên. Ngoài ra, Hội đồng Tư vấn còn có 22 thành viên khác là các chuyên gia của các Viện, trường, cơ quan, đơn vị.

Tổ Thư ký của Hội đồng Tư vấn có ba người, do ông Triệu Thành Sơn, Trưởng phòng Quản lý khoa học, Viện Nghiên cứu phát triển TP làm tổ trưởng.

Theo quyết định, Hội đồng tư vấn và Tổ thư ký có vai trò tổ chức họp, hội thảo khoa học để than mưu cho lãnh đạo TP những nội dung ưu tiên, quy định chi tiết thi hành Nghị quyết 98.

Bên cạnh đó, Hội đồng đề ra các giải pháp, đề án và những vấn đề quan trọng liên quan đến việc triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù được quy định tại nghị quyết này.

Thành viên hội đồng có trách nhiệm tư vấn cho UBND TP, Chủ tịch UBND TP ban hành các kế hoạch trong từng thời kỳ; đồng thời đưa các biện pháp chỉ đạo điều hành để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 98; tư vấn nội dung chương trình giám sát định kỳ hàng quý; giám sát chuyên đề hoặc đột xuất khi được Chủ tịch UBND TP yêu cầu.

Viện Nghiên cứu phát triển TP là cơ quan thường trực của Hội đồng Tư vấn; chịu trách nhiệm làm đầu mối tổng hợp, báo cáo theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng Tư vấn.

Được biết, Nghị quyết 98/2023/QH15 bao gồm: 44 cơ chế chính sách với 7 lĩnh vực. Trong đó, có 7 cơ chế kế thừa từ Nghị quyết số 54/2017; 4 cơ chế đã ban hành cho các địa phương khác; 6 cơ chế được đưa vào các dự án luật đang trình Quốc hội; 27 cơ chế, chính sách chỉ riêng TP.HCM được áp dụng.

Theo đó, các dự án phát triển hạ tầng giao thông được kỳ vọng sẽ thu hút được lớn nguồn lực cho phát triển. Cụ thể, đó là việc khởi động lại các dự án theo cơ chế hợp tác công tư hợp đồng BT, BOT bị tắc nghẽn lâu nay.

Ngô Hương

Bình luận

Nổi bật

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 15:37

(CL&CS) - Chiều 24/4 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn. Hội nghị do Văn phòng Chính phủ phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.

Trông giữ xe không dùng tiền mặt

Trông giữ xe không dùng tiền mặt

sự kiện🞄Thứ ba, 23/04/2024, 09:28

(CL&CS) - Hà Nội vừa chính thức triển khai thí điểm thu phí không dùng tiền mặt tại 7 điểm trông giữ xe ở quận Hoàn Kiếm. Đây là một nội dung nhằm triển khai Đề án 06 của Chính phủ và Nghị quyết số 18-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội về chuyển đổi số, xây dựng Thành phố thông minh.

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân

sự kiện🞄Thứ ba, 23/04/2024, 09:28

(CL&CS) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 21/4/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.