TP.HCM quyết xử lý dự án treo

(NTD) - TP.HCM kiên quyết xử lý hàng trăm dự án treo, thông tin được đưa ra tại hội nghị công bố Nghị quyết 80/NQ-CP ngày 19-6-2018 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020).

Số liệu trong quá trình thống kê được Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM công bố có tới 1.300 dự án đang bị treo. Đây là những dự án được cấp phép từ lâu và quá hạn triển khai nhưng chủ đầu tư vẫn không tiến hành triển khai gây tình trạng người dân sống khổ. Đa phần những dự án treo này là các dự án như trường học, công viên, bất động sản…

Sở Tài nguyên Môi trường TP.HCM cho biết sẽ kiên quyết xử lý. Theo lãnh đạo sở này, năm 2014, TP.HCM đã có đợt xóa sổ dự án treo đầu tiên bằng việc xử lý thu hồi, hủy bỏ 536 dự án chậm triển khai với diện tích hơn 5.300 ha (trong đó có 469 dự án chấp thuận địa điểm đầu tư và 67 dự án đã có quyết định thu hồi, giao đất).

TP.HCM cũng yêu cầu Sở Tài nguyên - Môi trường đánh giá lại tình hình thực hiện các năm từ 2016 - 2018, tất cả những dự án đã giao có triển khai hay không, nếu không thì thu hồi, như huyện Nhà Bè có 87 dự án nhưng rất nhiều dự án nhận xong rồi để đó.

quy-hoach-treo-3-1607
Một dự án treo tại Bình Chánh. Ảnh: Vũ Sơn

Thành phố yêu cầu giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường lập tổ công tác rà soát, trước hết là Nhà Bè, sau đó là tất cả các quận, huyện. Giao đất cho doanh nghiệp triển khai dự án, theo quy hoạch đã công bố cho người dân rất rõ ràng nhưng cứ để kéo dài là không thể chấp nhận. Do đó, các dự án trong quy hoạch đã ghi vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm tại quận, huyện đã được công bố 3 năm, từ năm 2016 đến nay mà không thực hiện thì hủy bỏ dự án, sau đó giải quyết quyền lợi cho người dân trong khu vực. Các dự án đã có quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất mà chậm đưa vào sử dụng thì chủ đầu tư phải có văn bản gia hạn thời gian thực hiện 24 tháng theo quy định, đồng thời chuyển cơ quan thuế thu nghĩa vụ tài chính; trường hợp không có văn bản đề nghị gia hạn, hoặc sau khi gia hạn 24 tháng mà không đưa vào sử dụng thì thu hồi. Nếu không kiên quyết thì kế hoạch sử dụng đất theo Nghị quyết 80 của Chính phủ sẽ không có hiệu quả.

Hiện nay, trên địa bàn Thành phố có nhiều dự án về nhà ở sau khi có được pháp lý, chủ đầu tư không thực hiện triển khai dự án theo quy định, mà chuyển nhượng qua lại. Toàn Thành phố có khoảng 500 dự án trong tình trạng này, trong đó huyện Nhà Bè có nhiều nhất với 85 dự án.

Hiện Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM phối hợp với Sở Xây dựng rà soát lại từng dự án, trước mắt tập trung làm trước các dựa án tại Nhà Bè để xử lý dứt điểm tình trạng trên, dự án nào không triển khai, chậm triển khai phải thu hồi.

Vũ Sơn

Bình luận

Nổi bật

Chứng khoán Bảo Minh muốn tăng vốn lên 2.000 tỷ đồng và niêm yết tại HOSE

Chứng khoán Bảo Minh muốn tăng vốn lên 2.000 tỷ đồng và niêm yết tại HOSE

sự kiện🞄Thứ tư, 09/04/2025, 21:29

(CL&CS) - CTCP Chứng khoán Bảo Minh (BMSC, mã cổ phiếu BMS) dự kiến tăng vốn điều lệ từ 711 tỷ đồng lên hơn 2.000 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu và chào bán riêng lẻ.

Người lao động khó tiếp cận nhà ở, giải quyết giấc mơ an cư như thế nào?

Người lao động khó tiếp cận nhà ở, giải quyết giấc mơ an cư như thế nào?

sự kiện🞄Thứ tư, 09/04/2025, 20:34

Hiện nay, không chỉ giá mua mà giá thuê nhà ở xã hội (NOXH) cũng cao ngất ngưởng, lên đến cao nhất nhất là 198.000 đồng/m2/tháng, tương đương gần 14 triệu đồng cho căn hộ 70m2. Các chuyên gia cho rằng, mức giá này còn cao hơn thuê nhà ở thương mại nên người thu nhập thấp khó tiếp cận.

“Sốt đất” làm giá trị bất động sản bị “bóp méo”, yếu tố đầu cơ chi phối?

“Sốt đất” làm giá trị bất động sản bị “bóp méo”, yếu tố đầu cơ chi phối?

sự kiện🞄Thứ tư, 09/04/2025, 20:34

Theo bà Giang Đỗ - Giám đốc bộ phận Tư vấn và Định giá Savills Việt Nam, các giao dịch trong giai đoạn "sốt đất" thường không phản ánh giá trị thực, mà bị chi phối bởi yếu tố đầu cơ hoặc tâm lý thị trường.