TP.HCM phê duyệt gói cho vay ưu đãi 15,7 tỷ đồng mua nhà ở xã hội

(CL&CS) - UBND TP.HCM vừa ra quyết định phê duyệt phân bổ chỉ tiêu kế hoạch tín dụng trị giá 15,7 tỷ đồng cho chương trình cho vay ưu đãi mua, thuê nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà theo Nghị quyết 11/2022 của Chính phủ.

 

TP.HCM triển khai gói cho vay ưu đãi mua nhà ở xã hội gần 16 tỷ đồng  

Theo đó, gói cho vay 15,7 tỷ đồng này sẽ được phân bổ cho các quận, huyện và TP. Thủ Đức nhằm giải quyết cho người dân thuộc nhóm đối tượng mua/thuê nhà ở xã hội, xây mới, sữa chữa và cải tạo nhà ở.

Cụ thể, chỉ tiêu tín dụng phân bổ cho các quận huyện như sau: TP Thủ Đức (1,350 tỷ đồng), quận 5 (1,250 tỷ đồng), quận 8 (1,2 tỷ đồng), các quận Bình Thạnh, Gò Vấp, Bình Tân (1 tỷ đồng). Đây là các khu vực nhận được mức phân bổ cao nhất.

Các khu vực như quận 6, huyện Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn... nhận được mức phân bổ thấp hơn từ 500 - 850 triêụ đồng. Đáng chú ý, các quận 1, 3, 4, huyện Nhà Bè, Cần Giờ nhận được chỉ tiêu phân bổ thấp nhất, từ 300 - 350 triệu đồng.

Song song với việc phê duyệt kế hoạch phân bổ tín dụng lần này, UBND thành phố cũng giáo Gsiám đốc Phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội các quận huyện, TP Thủ Đức trình trưởng ban đại diện hội đồng quản trị ngân hàng chính sách xã hội địa phương này phân bổ chỉ tiêu kế hoạch tín dụng được phân bổ tại quyết định trên cho các phường, xã, thị trấn để triển khai.

Bên cạnh đó, TP.HCM cũng giao cho Giám đốc ngân hàng chính sách xã hội, chi nhánh tại thành phố chịu trách nhiệm triển khai cân đối nguồn vốn; đồng thời thường xuyên đôn đốc, kiểm tra các phòng giao dịch ngân hàng nhằm đảm bảo nguồn vốn tín dụng được sử dụng hiệu quả, tránh ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân chung của thành phố.

TP.HCM đang triển khai 5 dự án nhà ở xã hội tại các địa bàn huyện Hóc Môn, huyện Bình Chánh và dự án nhà ở xã hội thuộc Tổng Công ty xây dựng số 1. Thành phố phấn đấu đạt chỉ tiêu giai đoạn 2021 - 2025 là 2,5 triệu m2 sàn, tương ứng với 35.000 nhà ở xã hội đáp ứng nhu cầu của người lao động. Trước đó, trong giai đoạn 2016 - 2020, TP.HCM đã đưa vào sử dụng 19 dự án với gần 15.000 căn nhà ở xã hội.

Cùng với việc triển khai các dự án nhà ở xã hội, TP.HCM cũng đang tích cực triển khai các chính sách hỗ trợ tài chính cho đối tượng có thu nhập thấp vay để mua nhà. Nhóm đối tượng này bao gồm: cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang hưởng lương từ ngân sách được vay tiền để tạo lập nhà ở riêng lẻ hoặc nhà ở xã hội. Hạn mức vốn vay là 900 triệu đồng và không quá 70% giá trị căn nhà, căn hộ. Thời hạn cho vay tối đa là 20 năm; lãi suất 4,7%/năm.

Đạt Trần

Bình luận

Nổi bật

Quy hoạch Đồng bằng sông Hồng: Nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ

Quy hoạch Đồng bằng sông Hồng: Nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 16:06

(CL&CS) - Tính đến năm 2023, Vùng đồng bằng sông Hồng đóng góp gần 30,4% tổng GDP, khoảng 36% kim ngạch xuất khẩu và 38% thu ngân sách của cả nước, theo đó tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đầu người của Vùng khoảng 131,9 triệu đồng, đứng thứ 2 cả nước.

Hải Phát chuyển lỗ thành lãi trong quý 1/2024

Hải Phát chuyển lỗ thành lãi trong quý 1/2024

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 16:06

Ghi nhận doanh thu thuần tăng 2,2 lần, CTCP Đầu tư Hải Phát (HOSE: HPX) đã chuyển lỗ thành lãi trong quý 1/2024.

Giá căn hộ cao, người mua nhà có thể tìm đến các tỉnh vùng ven

Giá căn hộ cao, người mua nhà có thể tìm đến các tỉnh vùng ven

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 16:03

Trên thị trường, tình trạng mất cân bằng cung - cầu của phân khúc căn hộ vẫn tiếp tục tồn tại. Thị trường ghi nhận sự thiếu hụt về sản phẩm dưới 30 triệu đồng/m2 (hạng C), các sản phẩm này chỉ chiếm 4% nguồn cung mới và đã được bán hết. Trước thực trạng này, chuyên gia khuyên người mua nhà nên lựa chọn các sản phẩm ở các tỉnh lân cận.