Thứ năm, 03/11/2022, 12:03 PM

Tổng đài 156: Bảo vệ người dùng mạng viễn thông

(CL&CS) - Từ ngày 01/11/2022, Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai thí điểm đầu số 156 tiếp nhận phản ánh về cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo.

Tại buổi họp báo triển khai tổng đài 156 để tiếp nhận phản ánh của người dân về các cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo chiều 31/10, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, thời gian qua, tình trạng cuộc gọi rác trên mạng viễn thông diễn ra phức tạp, có chiều hướng tăng lên. Đặc biệt xuất hiện nhiều cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, giả mạo các cơ quan nhà nước, các tổ chức nhằm chiếm đoạt tài sản của người dùng.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Nhằm tạo kênh để người dân phản ánh tính trạng tin nhắn rác, cuộc gọi rác, từ năm 2020, Bộ Thông tin và Truyền thông đã triển khai đầu số 5656 tiếp nhận tin nhắn phản ánh các tin nhắn rác, cuộc gọi rác theo quy định tại Nghị định 91/2020/NĐ-CP.

Hướng dẫn hình thức gửi tin nhắn hoặc gọi điện tới đầu số 156:

Cách 1: Gửi tin nhắn (miễn phí) tới đầu số 156 trong đó:

- Với tin nhắn rác: S (Số điện thoại- nguồn phát tán) (nội dung phản ánh) gửi 156 (hoặc 5656).

- Với cuộc gọi có dấu hiệu gọi rác: V (Số điện thoại- nguồn phát tán) (nội dung phản ánh) gửi 156 (hoặc 5656).

- Với cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo: LD (Số điện thoại- nguồn phát tán) (nội dung phản ánh) gửi 156 (hoặc 5656).

Cách 2: Gọi tới đầu số 156 (các nhà mạng sẽ áp dụng việc miễn phí cước cuộc gọi) để cung cấp thông tin (số điện thoại vừa thực hiện cuộc gọi có dấu hiệu thực hiện cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo; trích dẫn một số nội dung có liên quan;…) theo hướng dẫn của bộ phận chăm sóc khách hàng của các nhà mạng.

Đây là đầu số được sử dụng thống nhất trên toàn quốc và triển khai với tất cả các nhà mạng cung cấp dịch vụ viễn thông cố định, di động. Bắt đầu từ ngày 1/11/2022, khách hàng có thể phản ánh đầu số 156. Trong thời gian này tiếp tục duy trì đầu số 5656 để tiếp nhận tin nhắn như hiện nay. Sau một thời gian khi lưu lượng đến 5656 giảm, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ sửa lại các quy định để còn lại duy nhất đầu số 156 tiếp nhận các thông tin phản ánh của khách hàng một cách thống nhất và thuận tiện nhất.

Trên cơ sở các phản ánh, các nhà mạng sẽ có các biện pháp sàng lọc, xác minh, phản hồi khách hàng đồng thời tổng hợp, thông báo tới cơ quan quản lý nhà nước của Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông để có biện pháp xử lý theo quy định.

Theo đó các doanh nghiệp viễn thông sẽ xác minh thông tin thuê bao của số thuê bao có hành vi phản ánh phát tán cuộc gọi rác, cuộc gọi dấu hiệu lừa đảo, từ đó yêu cầu xác thực lại thông tin thuê bao, xử lý vi phạm nếu thông tin thuê bao không đúng quy định theo tại điểm e Khoản 7 Điều 1 Nghị định 49/2017/NĐ-CP (tạm dùng cung cấp dịch vụ viễn thông một chiều, tiếp theo tạm dùng cung cấp dịch vụ viễn thông 2 chiều nếu không thực hiện và tiếp theo là thanh lý hợp đồng, chấm dứt cung cấp dịch vụ viễn thông).

Đồng thời các doanh nghiệp viễn thông sẽ gửi các nội dung phản ánh tới cơ quan chức năng của Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông để xác minh các dấu hiệu lừa đảo từ đó xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định tại Bộ Luật Hình sự.

Đồng thời Bộ này sẽ tăng cường trách nhiệm của các nhà mạng, các đại lý trong đó siết chặt việc quản lý thuê bao. Bởi theo số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông cả nước hiện có 5.710 cá nhân sở hữu trên 100 sim, 261 cá nhân sở hữu trên 1.000 sim. Các nhà mạng tuy đã có cam kết phối hợp chặn tin nhắn rác, cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo song chưa thật hiệu quả.

Văn Trì

Bình luận

Nổi bật

Chủ động ngăn chặn buôn lậu hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ

Chủ động ngăn chặn buôn lậu hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ

sự kiện🞄Thứ sáu, 17/05/2024, 08:12

(CL&CS) - Dự báo tình hình buôn lậu hàng giả, hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, giả mạo nguồn gốc xuất xứ trong năm 2024 tiếp tục có những thay đổi, diễn biến khó đánh giá.

Cần thiết sửa đổi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật

Cần thiết sửa đổi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 09:07

(CL&CS) - Sau hơn 17 năm triển khai, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật đã bộc lộ những hạn chế, bất cập nhất định, trong đó có nhiều quy định không còn phù hợp với thực tiễn.

Tìm kiếm giải pháp phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng

Tìm kiếm giải pháp phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 09:04

(CL&CS) - Song song với quá trình ra mắt các sản phẩm, dịch vụ mới thì các hình thức gian lận cũng phát triển đa dạng trên không gian số từ lợi dụng lòng tin, lợi dụng sự thiếu hiểu biết, lợi dụng lỗ hổng trong quy trình, lợi dụng sự tiện lợi của công nghệ,... Điều này đòi hỏi các tổ chức phải liên tục cập nhật và nâng cao khả năng phòng ngừa và phát hiện các hình thức lừa đảo.