Tổng Công ty Điện lực miền Nam triển khai đa kênh phục vụ khách hàng

(CL&CS) - Đến nay, sau 5 năn, Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã cung cấp 100% các dịch vụ điện theo phương thức giao dịch điện tử cho khách hàng.

Sau 5 năm hoạt động, TTCSKH Điện lực miền Nam trở thành kênh tiếp nhận thông tin quan trọng, giúp cải thiện chất lượng dịch vụ của EVNSPC.

TTCSKH Điện lực miền Nam trở thành kênh tiếp nhận thông tin quan trọng, giúp cải thiện chất lượng dịch vụ của EVNSPC (Ảnh: KC)

TTCSKH Điện lực miền Nam trở thành kênh tiếp nhận thông tin quan trọng, giúp cải thiện chất lượng dịch vụ của EVNSPC (Ảnh: KC)

 Ông Ông O

OO

Ông Nguyễn Phú Hoài Nghĩa, Giám đốc Trung tâm chăm sóc khách hàng (thuộc EVNSPC) cho biết, từ khi thành lập Trung tâm chăm sóc khách hàng Điện lực miền Nam, người dân có thể yêu cầu cung cấp dịch vụ điện bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu mà không phải đến phòng giao dịch của ngành điện lực. Đến nay, EVNSPC đã cung cấp 100% các dịch vụ điện theo phương thức giao dịch điện tử cho khách hàng.

Bên cạnh đó, Trung tâm còn phát triển nhiều kênh hỗ trợ cho khách hàng qua điện thoại, website, email, ứng dụng CSKH và Zalo, đáp ứng nhu cầu cho đa dạng đối tượng khách hàng. Cùng với đó, chất lượng tư vấn của giao dịch viên Trung tâm cũng được bảo đảm, kiểm soát bởi phần mềm chấm điểm cuộc gọi tự động (EMAS), xác định kịp thời các lỗi nghiệp vụ cũng như bức xúc từ phía khách hàng.

Trung tâm ban hành bộ quy trình cung cấp dịch vụ, tiêu chuẩn, ghi nhận, phân loại dịch vụ để giúp Tổng công ty nắm bắt nhu cầu của khách hàng, từ đó ưu tiên nguồn lực đáp ứng, giám sát giải quyết yêu cầu tại các đơn vị điện lực nhằm định hướng cải tiến dịch vụ.

Trong giai đoạn 2016-2020, Trung tâm đã tiếp nhận hơn 7,8 triệu cuộc gọi, gần 24.000 email, hơn 13 triệu lượt truy cập website. Đây là 3 kênh giao dịch chính, chiếm hơn 90% tổng số yêu cầu tiếp nhận tại Trung tâm.

Nhu cầu khách hàng liên hệ nhiều nhất trong giai đoạn 2016-2020 tập trung ở 5 loại dịch vụ gồm tra cứu thông tin (41,73%), xử lý báo mất điện (31,06%), giải đáp kiến nghị (5,88%), mua điện hạ áp sinh hoạt một pha, ba pha (2,45%) và thay đổi thông tin đã đăng ký (1,52%). Trong năm nay, do ảnh hưởng dịch bệnh nên lượng khách hàng giao dịch trực tuyến qua Trung tâm nhiều hơn, dẫn đến tỷ trọng các yêu cầu mua điện mới, thay đổi thông tin đã đăng ký... tăng lên đáng kể.

Trong khâu vận hành, Trung tâm chú trọng phát triển hệ thống tổng đài, mạng, an toàn thông tin. Cụ thể, từ năm 2016-2020, Trung tâm đã vận hành hệ thống công nghệ thông tin, hệ thống Contact center hoạt động ổn định, liên tục và không để xảy ra sự cố kéo dài trên một giờ. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật thường xuyên cập nhật kiến thức, bảo đảm an ninh thông tin cho Trung tâm. Năm 2019, Trung tâm triển khai Sip mobile phục vụ gọi ra cho dịch vụ lắp đặt điện mặt trời áp mái.

Trung tâm triển khai website chăm sóc khách hàng ngay từ khi thành lập, vận hành tốt hệ thống cơ sở dữ liệu, đồng thời thay đổi giao diện, bổ sung nhiều tính năng thân thiện, phong phú phù hợp với CMIS 3.0 và có phiên bản tiếng Anh được đưa vào sử dụng. Website mới còn có thêm tính năng giao dịch điện theo phương thức điện tử, chức năng kết nối cổng thông tin quốc gia.

Bên cạnh đó, Trung tâm xây dựng bộ công cụ, phần mềm hỗ trợ công tác chăm sóc khách hàng gồm nhắn tin thông báo theo dõi mất điện cho khách hàng từ dữ liệu OMS, bổ sung chức năng chương trình CRM, API dùng công nghệ Text to speech cho hệ thống IVR để thông báo tự  động lịch ngừng giảm cung cấp điện và sự cố  điện. Đơn vị mở thêm các kênh chăm sóc khách hàng qua ứng dụng CSKH (tương thích trên cả Android và iOS), các dịch vụ chăm sóc khách hàng trên Zalo.

Trung tâm sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống nghe nhận thông tin, tư vấn, kiểm tra giám sát... nhằm hỗ trợ khách hàng tốt hơn. Riêng trong các hoạt động chuyển đổi số, sẽ tiếp tục gia tăng kết quả thực hiện chỉ tiêu dịch vụ trực tuyến như chỉ tiêu điện tử hóa toàn bộ quá trình cung cấp dịch vụ điện, tỷ lệ khách hàng giao dịch qua cổng dịch vụ công quốc gia, thanh toán không dùng tiền mặt.

Với kênh website, xúc tiến cung cấp dịch vụ trực tuyến, ứng dụng công nghệ trợ lý ảo chatbot - ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tự động tư vấn, hỗ trợ yêu cầu của khách hàng. Trung tâm khuyến khích khách hàng trải nghiệm ứng dụng công nghệ thông qua ứng dụng chăm sóc khách hàng đa kênh (Omnichannel), cho phép quản lý tập trung, nhất quán theo hệ thống, đồng bộ dữ liệu khách hàng.

Cũng theo ông Nghĩa, Trung tâm sẽ đẩy mạnh ứng dụng hệ thống đánh giá chất lượng cuộc gọi tự động EMAS nhằm tăng năng suất lao động, tích cực triển khai lựa chọn nhà thầu cho dự án DR site trong năm 2020 và hoàn thành toàn bộ dự án trong quý 2/2021.

Khánh Chi

Bình luận

Nổi bật

Gần 200 gian hàng tham gia triển lãm quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa

Gần 200 gian hàng tham gia triển lãm quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa

sự kiện🞄Chủ nhật, 05/05/2024, 12:30

(CL&CS)- Triển lãm quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa lần thứ 4 tại Việt Nam - VIETNAM DAIRY 2024" quy tụ gần 200 gian hàng là các thương hiệu, sản phẩm của các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Quý 1/2024, doanh thu ngành lương thực của Lộc Trời tăng 96%

Quý 1/2024, doanh thu ngành lương thực của Lộc Trời tăng 96%

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 11:56

(CL&CS) - CTCP Tập đoàn Lộc Trời (Lộc Trời) có quý 1/2024 tăng trưởng vượt bật về doanh thu với 3.849 tỷ đồng, tăng 57% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu tăng trưởng mạnh chủ yếu đến từ ngành lương thực với mức tăng trưởng 96%.

Masan: Mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi ghi nhận EBIT tăng 70% trong quý 1/2024

Masan: Mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi ghi nhận EBIT tăng 70% trong quý 1/2024

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 08:11

(CL&CS) - Mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi của CTCP Tập đoàn Masan ghi nhận lợi nhuận hoạt động kinh doanh (thu nhập trước lãi vay và thuế - EBIT) tăng trưởng 70% so với cùng kỳ năm trước cho thấy sự phục hồi tích cực của thị trường tiêu dùng và đà tăng trưởng của những phát kiến chiến lược.