Tinh thần rất mới cho việc tái cơ cấu DNNN

(CL&CS) - Tái cơ cấu, cổ phần hóa DNNN đã đi được nửa chặng đường thận trọng, đúng mục tiêu, tuy nhiên vẫn chậm. Đến năm 2025 sẽ cơ bản hoàn thành cổ phần hóa với tinh thần rất mới. Tiến độ cổ phần hóa cần sự phát triển đồng nhịp của doanh nghiệp tư nhân.

Nhìn lại kết quả quá trình tái cơ cấu DNNN từ năm 2016 đến nay, ông Đặng Quyết Tiến – Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) nói rằng : Đã đi được nửa chặng đường và đúng mục tiêu. Quá trình tái cơ cấu DNNN, cổ phần hóa, thoái vốn vừa qua là một quá trình công khai, minh bạch đúng pháp luật, không để lại vấn đề xấu.

“Tuy chậm về tiến độ nhưng đây là một quá trình thận trọng, chắc chắn, công khai, minh bạch đúng pháp luật, không để lại vấn đề xấu”, Cục trưởng Đặng Quyết Tiến nói.  

Một số Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước đã thực hiện vai trò đầu tầu, dẫn dắt sự phát triển khoa học, công nghệ của ngành, lĩnh vực trong nước, tạo được thương hiệu uy tín trong khu vực và trên thế giới.

Cổ phần hóa cần sự đồng nhịp từ sự phát triển của doanh nghiệp dân doanh để lợi thế DNNN đang nắm giữ chuyển sang doanh nghiệp tư nhân.

Cổ phần hóa cần sự đồng nhịp từ sự phát triển của doanh nghiệp dân doanh để lợi thế DNNN đang nắm giữ chuyển sang doanh nghiệp tư nhân.

Chất lượng DNNN được cải thiện đáng kể nhưng chưa như mong muốn. Việc xử lý những dự án yếu kém chưa khả quan. Việc triển khai kế hoạch cổ phần hóa và thoái vốn chưa được quan tâm nghiêm túc.

Vì thế giai đoạn 2021 đến 2025 phải tiếp tục tái cơ cấu DNNN với mục tiêu hoàn thành nốt kế hoạch cổ phần hóa,  xử lý dứt điểm tồn tại của các dự án yếu kém. Đồng thời rà soát, phát hiện, xử lý sớm đối với các dự án có nguy cơ thua lỗ. Nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN để các DNNN có trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất hiện đại tương đương với các nước trong khu vực để DNNN trở thành lực lượng nòng cốt.   

Với những mục tiêu đặt ra đó, đồng thời, không để lặp lại tình trạng “không đạt kế hoạch” như giai đoạn trước, một bản Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN) mới đã được xây dựng.  

Đây là bản đề án cho giai đoạn 2021-2025 mang tinh thần rất mới cho việc tái cơ cấu DNNN.

Theo lộ trình tái cơ cấu được phác thảo cho giai đoạn mới này thì đến năm 2025 cơ bản xong tái cơ cấu DNNN. Tái cơ cấu DNNN chủ yếu theo hình thức cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Đồng thời sẽ thí điểm triển khai mô hình chuyển đổi một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ sang hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần do các cơ quan, tổ chức, đơn vị của nhà nước hoặc các DNNN (ví dụ như SCIC) nắm giữ 100% cổ phần hoặc cổ phần chi phối (đối với một số Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước hoạt động trong các lĩnh vực quan trọng, thiết yếu của nền kinh tế, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, hệ thống thông tin, dữ liệu quốc gia).

Bản đề án dự thảo này đã xác định rõ quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cho giai đoạn tới với những cách làm mới tinh thần rất mới cho việc tái cơ cấu,thoái vốn và cổ phần hóa DNNN sẽ cũng có những cách làm mới, biện pháp mới.

Đó là sẽ phân loại DNNN để thúc đẩy cải cách. Chia DNNN thành hai loại hình lớn là thương mại và công ích.

Thay vì đưa ra danh sách những doanh nghiệp sẽ phải cổ phần hóa, Chính phủ sẽ đưa ra một danh mục các ngành nghề mà nhà nước cần giữ vốn, cần thoái vốn…  Từ danh mục này, các địa phương sẽ chọn đưa ra những doanh nghiệp cần tái cơ cấu.

Trong số doanh nghiệp cần tái cơ cấu, các địa phượng tự quyết định chọn có cổ phần hóa hay không, giải pháp tái cơ cấu doanh nghiệp là gì…

“Cách làm mới này sẽ phù hợp với thực tiễn, yêu cầu và phát huy sư chủ động của các địa phương. Ví dụ ở đô thị thì chính quyền vẫn cần nắm giữ doanh nghiệp công ích như xử lý rác thải, cấp nước… nhưng ở nông thôn, doanh nghiệp công ích chính quyền cần nắm giữ lại là công ty thủy nông…”, Cục trưởng Đặng Quyết Tiến cho biết.

Để đạt mục tiêu, kết quả và chất lượng, về biện pháp thực hiện, có ý kiến cho rằng sẽ phân loại DNNN để thúc đẩy cải cách. Chia DNNN thành hai loại hình lớn là thương mại và công ích. Những doanh nghiệp thương mại hoạt động trong ngành nghề, lĩnh vực có tính cạnh tranh cần cải cách theo mô hình công ty, cổ phần.

Doanh nghiệp chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia và huyết mạch kinh tế, gánh vác các nhiệm vụ chuyên biệt quan trọng cần duy trì vị thế vốn nhà nước khống chế cổ phần, đồng thời ủng hộ vốn phi quốc hữu tham gia đóng góp cổ phần.

Về DNNN loại hình công ích, đây là những doanh nghiệp có mục tiêu chủ yếu bảo đảm dân sinh, phục vụ xã hội, cung cấp sản phẩm và dịch vụ công. Loại hình doanh nghiệp này có thể áp dụng hình thức nhà nước nắm 100% vốn, hoặc thực hiện đa dạng hóa chủ thể đầu tư nếu đáp ứng một số điều kiện.

 Việc củng cố mô hình cơ quan đại diện chủ sở hữu để đáp ứng yêu cầu đổi mới, cơ cấu lại của các DNNN cũng được đặt ra.

Với tinh thần rất mới và những giải pháp mới được đưa ra Cục trưởng Tiến kỳ vọng công tác tái cơ cấu DNNN sẽ không còn tình trạng “không đạt kế hoạch” như giai đoạn trước và cũng thật chất lượng hơn mang lại một hệ thống DNNN khỏe và chất lượng. Khối DNNN sẽ có sự thay đổi về chất, phát triển mạnh mẽ, chất lượng khẳng định vai trò quan trọng của DNNN góp phần tạo nên lượng doanh nghiệp Việt Nam phát triển mạnh và bền vững.

Nhưng Cục trưởng Đặng Quyết Tiến vẫn lưu ý rằng, để có được lực lượng Việt Nam như mong muốn không để lợi thế mà DNNN đang nắm giữ sau cổ phần hóa được chuyển sang cho khu vực tư nhân thì “tiến độ cổ phần hóa cần sự đồng nhịp từ sự phát triển của doanh nghiệp dân doanh”. Nếu không sẽ có thể nhiều doanh nghiệp nhà nước đầy tiềm năng sau cổ phần hóa lại rơi vào tay nhà đầu tư nước ngoài.

(Bài/loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ - CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ).

Hà Linh Lan

Bình luận

Nổi bật

Masan: Mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi ghi nhận EBIT tăng 70% trong quý 1/2024

Masan: Mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi ghi nhận EBIT tăng 70% trong quý 1/2024

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 08:11

(CL&CS) - Mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi của CTCP Tập đoàn Masan ghi nhận lợi nhuận hoạt động kinh doanh (thu nhập trước lãi vay và thuế - EBIT) tăng trưởng 70% so với cùng kỳ năm trước cho thấy sự phục hồi tích cực của thị trường tiêu dùng và đà tăng trưởng của những phát kiến chiến lược.

Hành trình khởi nghiệp của ông chủ NextTech qua lời kể của mẹ: Bán 2 miếng đất để mua máy tính cho con học lập trình, lập công ty từ 2 triệu đồng tiền viết phần mềm thuê

Hành trình khởi nghiệp của ông chủ NextTech qua lời kể của mẹ: Bán 2 miếng đất để mua máy tính cho con học lập trình, lập công ty từ 2 triệu đồng tiền viết phần mềm thuê

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 06:40

Ông đã từ kể lại quãng thời gian khởi nghiệp của mình với "ba không": không vốn, không trụ sở và cơ sở vật chất, không có nhân viên.

Kết quả kinh doanh quý 1/2024 ấn tượng, cổ phiếu FRT lập đỉnh lịch sử

Kết quả kinh doanh quý 1/2024 ấn tượng, cổ phiếu FRT lập đỉnh lịch sử

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 22:05

(CL&CS) - Quý 1/2024 đã đánh dấu mốc lợi nhuận trước thuế dương trở lại trên báo cáo tài chính hợp nhất. Với mức lợi nhuận đạt 89 tỷ đồng, CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail, HOSE: FRT) ghi nhận con số lợi nhuận trước thuế cao nhất trong 5 quý gần đây.