Văn hóa và Đời sống
Thứ sáu, 30/08/2024, 23:16 PM

Tỉnh Tây Bắc có hơn 423.000ha rừng với hàng nghìn loài động thực vật quý hiếm, nằm trong Sách đỏ Việt Nam, người dân trồng dược liệu quý

Tỉnh này còn có khu bảo tồn với nhiều loại động thực vật quý hiếm, cảnh quan thiên nhiên độc đáo.

Toàn tỉnh Điện Biên sở hữu một hệ sinh thái rừng phong phú với hơn 423.000ha rừng, theo số liệu mới nhất năm 2023. Rừng Điện Biên là ngôi nhà chung của hàng ngàn loài động, thực vật quý hiếm, góp phần tạo nên một bức tranh đa dạng sinh học vô cùng đặc sắc.

Hệ thực vật rừng Điện Biên vô cùng phong phú với 948 loài đã được ghi nhận, trong đó có đến 41 loài được liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ IUCN. Hệ sinh thái cây bụi, tre nứa cũng không kém phần đa dạng với 405 loài, nổi bật là các loài quý hiếm như kim cang nhiều tán, kim cang petelo và hà thủ ô đỏ.

Cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp ở tỉnh Điện Biên. Ảnh: Internet

Cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp ở tỉnh Điện Biên. Ảnh: Internet

Với diện tích rừng rộng lớn, nơi đây còn là chỗ cư trú của một hệ sinh thái động vật đa dạng và phong phú, trong đó có nhiều loài quý hiếm, nguy cấp. Tổng số cá thể động vật được ghi nhận là 3.255, bao gồm 889 cá thể thuộc nhóm động vật quý hiếm, nguy cấp và 2.366 cá thể thuộc nhóm động vật thông thường.

Tại vùng đất được mệnh danh là "xứ sở hoa ban" của Tây Bắc, chúng ta còn được chiêm ngưỡng Khu Dự trữ thiên nhiên Mường Nhé. Đây là những vùng đất sở hữu hệ sinh thái độc đáo, với sự đa dạng sinh học vô cùng phong phú, là nơi sinh sống của nhiều loài động, thực vật quý hiếm.

Với 27 bộ, 95 họ và 133 loài động vật rừng, trong đó có 55 loài quý hiếm, Khu Dự trữ thiên nhiên Mường Nhé thực sự là một bảo tàng động vật sống động. Hệ thống chim hoang dã và bò sát cũng góp phần làm tăng thêm sự đa dạng sinh học của khu vực, với 210 loài chim thuộc 13 bộ và 46 họ, bao gồm cả những loài được ghi nhận trong Sách đỏ IUCN.

Khu rừng đặc dụng Mường Phăng (Điện Biên). Ảnh: Báo Điện Biên Phủ Online

Khu rừng đặc dụng Mường Phăng (Điện Biên). Ảnh: Báo Điện Biên Phủ Online

Ngoài ra, tỉnh Điện Biên đang tập trung phát triển các loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao và bảo vệ môi trường như lâm sản ngoài gỗ và dược liệu. Hiện nay, diện tích cây dược liệu toàn tỉnh đã đạt hơn 2.180ha. Theo kế hoạch đến năm 2030, diện tích trồng dược liệu sẽ tăng lên gần 4.000ha, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho địa phương.

Người dân trồng nhiều cây dược liệu dưới tán rừng. Ảnh: Báo Điện Biên Phủ Online

Người dân trồng nhiều cây dược liệu dưới tán rừng. Ảnh: Báo Điện Biên Phủ Online

Khu Dự trữ thiên nhiên Mường Nhé không chỉ là khu bảo tồn thiên nhiên mà còn là một điểm đến du lịch hấp dẫn với nhiều hoạt động thú vị như du lịch sinh thái, khám phá các thác nước hùng vĩ, chinh phục các đỉnh núi và trải nghiệm văn hóa bản địa. Nơi đây đã tiến hành triển khai đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí với các loại hình khác nhau. 

Như Ý

Bình luận

Nổi bật

Bậc thầy võ thuật Đông Nam Á dạy Lý Tiểu Long tuyệt kỹ múa côn ‘bất khả chiến bại’: Vừa là bạn, vừa là thầy, là học trò

Bậc thầy võ thuật Đông Nam Á dạy Lý Tiểu Long tuyệt kỹ múa côn ‘bất khả chiến bại’: Vừa là bạn, vừa là thầy, là học trò

sự kiện🞄Thứ năm, 12/09/2024, 23:15

Ngoài những đòn quyền cước mạnh mẽ và nhanh như chớp, huyền thoại võ thuật Lý Tiểu Long còn nổi tiếng với kỹ năng múa côn điêu luyện. Vậy nguồn gốc của tuyệt kỹ này bắt đầu từ đâu?

Loại quả rẻ bậc nhất Việt Nam có thể chặn tế bào ung thư di căn, được ví như 'insulin' giảm đến 60% mức đường huyết

Loại quả rẻ bậc nhất Việt Nam có thể chặn tế bào ung thư di căn, được ví như 'insulin' giảm đến 60% mức đường huyết

sự kiện🞄Thứ năm, 12/09/2024, 23:11

Không chỉ là loại gia vị quan trọng, loại quả này còn giúp cơ thể ngăn chặn được nhiều căn bệnh,

Dòng sông đột ngột bị hố sụt lớn 'nuốt chửng' vào lòng đất, liên quan đến một khu mỏ bí mật?

Dòng sông đột ngột bị hố sụt lớn 'nuốt chửng' vào lòng đất, liên quan đến một khu mỏ bí mật?

sự kiện🞄Thứ năm, 12/09/2024, 23:06

Hiện tượng hiếm gặp này xảy ra khi một hố sụt lớn xuất hiện, "nuốt chửng" toàn bộ dòng nước, đặt ra câu hỏi: Dòng sông đã đi đâu?