'Tiểu Paris' Việt Nam sẽ là đô thị của ngành 'công nghiệp không khói' gắn với kinh tế ban đêm
Vùng đất này là 1 trong 11 trung tâm phát triển du lịch gắn với các đô thị có tiềm năng và lợi thế nổi trội trên cả nước.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng được định hướng phát triển các sản phẩm phù hợp với đô thị trọng điểm phát triển du lịch gắn với kinh tế ban đêm.
Đà Lạt cùng với 10 vùng đất khác là trung tâm phát triển du lịch gắn với các đô thị có tiềm năng và lợi thế nổi trội. Ngoài Đà Lạt, danh sách này bao gồm: Hạ Long (Quảng Ninh); Ninh Bình (Ninh Bình); Huế (Thừa Thiên Huế); Đà Nẵng, Hội An (Quảng Nam); Quy Nhơn (Bình Định); Nha Trang (Khánh Hòa); Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu); Cần Thơ, Phú Quốc (Kiên Giang). 11 trung tâm du lịch này sẽ ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch, dịch vụ gắn với các định hướng phát triển kinh tế ban đêm.
Tỉnh Lâm Đồng sẽ cùng với các tỉnh ở Tây Nguyên phát triển các sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái đa dạng và bản sắc văn hóa đặc trưng, tăng cường liên kết khai thác tài nguyên du lịch và tận dụng lợi thế về kết cấu hạ tầng theo các cụm: Gia Lai-Kon Tum; Lâm Đồng; Đắk Lắk-Đắk Nông. Đồng thời, địa phương sẽ liên kết với vùng Đông Nam theo hành lang du lịch Bắc - Nam phía Tây; với vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, với nước Lào theo hành lang du lịch Đông - Tây.
Theo quy hoạch, tỉnh Lâm Đồng cũng được xác định nằm trong 1 trong 8 khu vực động lực du lịch sẽ được xây dựng và hình thành trong thời gian tới để tập trung nguồn lực, phát huy tối đa hiệu quả đầu tư, lan tỏa và thúc đẩy những lợi ích và giá trị của du lịch.
Trong danh mục các địa điểm tiềm năng phát triển du lịch quốc gia theo quy hoạch, tỉnh Lâm Đồng có Đan Ki - Suối Vàng. Các địa điểm này cũng thuộc nhóm dự án đầu tư phát triển hạ tầng để trở thành Khu du lịch Quốc gia. Bên cạnh đó, Khu du lịch quốc gia Tuyền Lâm của tỉnh cũng thuộc nhóm dự án đầu tư phát triển hạ tầng để cải thiện, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch theo chiều sâu.
Nhờ khí hậu ôn hòa, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và di sản kiến trúc phong phú, Đà Lạt còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như "thành phố mù sương", "thành phố ngàn thông", "thành phố ngàn hoa", "xứ hoa Anh Đào" hay "tiểu Paris".
Đà Lạt của tỉnh Lâm Đồng cũng là điểm du lịch hàng đầu của khu vực Tây Nguyên. Theo Sở Văn hoá, Thể thao tỉnh Lâm Đồng, trong 6 tháng đầu năm 2024, tỉnh ước đón hơn 5 triệu lượt, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2023; trong đó, khách quốc tế ước đạt 301.000 lượt.
Chi Chi
Bình luận
Nổi bật
Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho các dự án tại TP.HCM
sự kiện🞄Thứ hai, 06/01/2025, 13:54
(CL&CS) - Ngày 4/1, tại TPHCM, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Ban Chỉ đạo về rà soát tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án (Ban Chỉ đạo 1568) đã làm việc với lãnh đạo Thành phố.
Công bố Quy hoạch TP.Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050
sự kiện🞄Thứ hai, 06/01/2025, 13:54
(CL&CS) - Ngày 4/1, tại TPHCM, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Xây dựng thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”; phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trên thế giới
sự kiện🞄Thứ sáu, 03/01/2025, 08:47
(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1668/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 (Quy hoạch).
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.