Tiêu chuẩn ISO 3834 - kiểm soát chất lượng trong lĩnh vực kỹ thuật hàn
(CL&CS) - ISO 3834 là bộ tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực kỹ thuật hàn, quy định yêu cầu cho một Hệ thống quản lý chất lượng áp dụng đối với những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm bằng phương pháp hàn. Tại Việt Nam, ISO 3834 đã được chấp nhận thành tiêu chuẩn quốc gia từ năm 2005 với số hiệu là TCVN 7506:2005 và đến năm 2011 soát xét lần hai với số hiệu là TCVN 7506:2011 (hoàn toàn tương đương với ISO 3834:2005).
Tiêu chuẩn ISO 3834 nhằm kiểm soát chất lượng và phòng ngừa sai hỏng cho quá trình hàn. Ảnh minh họa.
Tiêu chuẩn trong lĩnh vực hàn
Hiện nay, ngày càng nhiều công cụ lao động được cải tiến và phát triển để phục vụ con người, vì vậy nhu cầu sản xuất là vô cùng lớn. Trong đó, nghề hàn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các công cụ lao động, công cụ sản xuất. Do đó, ban hành tiêu chuẩn đối với lĩnh vực hàn là yêu cầu đặt ra từ thực tiễn.
ISO 3834 là bộ tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực kỹ thuật hàn, quy định yêu cầu cho hệ thống quản lý chất lượng áp dụng đối với những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm bằng phương pháp hàn.
ISO 3834 được Viện Hàn quốc tế (IIW - International Institute of Welding) cùng với Ban kỹ thuật của ISO (TC 44 - Welding and allied processes) xây dựng dự thảo tiêu chuẩn ISO 3834 - “Yêu cầu chất lượng đối với hàn nóng chảy kim loại” để Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) phê duyệt phiên bản lần đầu năm 1994 và phiên bản mới nhất ban hành năm 2005.
Lưu ý rằng ISO 3834 không phải là tiêu chuẩn sản phẩm nhưng nó thường được sử dụng như những yêu cầu của sản phẩm, được sản xuất chủ yếu bằng phương pháp hàn, nhằm kiểm soát chất lượng và phòng ngừa sai hỏng cho quá trình hàn.
Bộ tiêu chuẩn ISO 3834 - Yêu cầu chất lượng đối với hàn nóng chảy kim loại ban hành năm 2005 gồm các tiêu chuẩn sau: ISO 3834-1: 2005 Lựa chọn mức chất lượng thích hợp; ISO 3834-2: 2005 Yêu cầu chất lượng toàn diện; ISO 3834-3: 2005 Yêu cầu chất lượng tiêu chuẩn; ISO 3834-4: 2005 Yêu cầu chất lượng cơ bản; ISO 3834-5:2005 Các tài liệu cần thiết phải tuân theo để phù hợp với các yêu cầu chất lượng của ISO 3834-2, ISO 3834-3 và ISO 3834-4.
Tại Việt Nam, bộ tiêu chuẩn ISO 3834 đã được chấp nhận thành tiêu chuẩn quốc gia từ năm 2005 với số hiệu là TCVN 7506:2005 và đến năm 2011 soát xét lần hai với số hiệu là TCVN 7506:2011 (hoàn toàn tương đương với ISO 3834:2005).
Lợi ích của chứng nhận phù hợp ISO 3834
Áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 3834 đòi hỏi thời gian và nỗ lực đáng kể của doanh nghiệp, tất cả nhân viên trong doanh nghiệp phải cam kết thực hiện tốt công việc của mình và thực hiện các hoạt động bổ sung cần thiết như: nâng cao kỹ năng thực hiện công việc, thực hiện nhiệm vụ mới,...
Khi bắt đầu áp dụng, cần có sự tham gia của các chuyên gia tư vấn bên ngoài giúp việc xem xét khách quan hơn cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể quyết định tập trung vào một số hoạt động cơ bản để đạt được chứng nhận, tuy nhiên, các lợi ích thực tế về kinh tế và kỹ thuật từ việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 3834 chỉ đạt được khi các hoạt động liên quan đến yêu cầu của bộ tiêu chuẩn này được doanh nghiệp thực hiện một cách có hiệu lực và hiệu quả thông qua hệ thống tài liệu quản lý chất lượng.
Những doanh nghiệp được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 3834 sẽ có nhiều lợi thế khi cạnh tranh trên thị trường như: Được khẳng định một cách rõ ràng rằng hệ thống quản lý chất lượng hàn (WMS) của doanh nghiệp phù hợp với các yêu cầu của ISO 3834; Được xác nhận giá trị một cách độc lập về sự hoàn thiện trong hoạt động hàn và năng lực chế tạo trong lĩnh vực sản xuất cơ khí đặc thù;
Nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế thông qua việc chứng minh sự phù hợp với các yêu cầu chất lượng hàn với tiêu chuẩn được thừa nhận quốc tế; Đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư hoặc nhà thầu vì ISO 3834 thường được sử dụng như một yêu cầu trong hợp đồng sản xuất, chế tạo bằng phương pháp hàn tại EU và nhiều nước công nghiệp phát triển...
Tiêu chuẩn ISO 3834 được sử dụng trong trường hợp sau: - Trong thương thảo, ký kết hợp đồng: Các yêu cầu chất lượng hàn; - Hợp tác với các nhà sản xuất về hàn và các yêu cầu chất lượng cho sự phù hợp; - Các tổ chức đánh giá chất lượng hàn. - ISO 3834 có thể được sử dụng cho bên thứ nhất, thứ hai và thứ ba để đánh giá khả năng của nhà sản xuất có thể đáp ứng yêu cầu. |
Theo VietQ.vn
- ▪Xây dựng tiêu chuẩn quốc tế dành cho các nguyên liệu xi măng
- ▪Tiêu chuẩn quốc tế mới về chất bôi trơn trong sản xuất công nghiệp
- ▪Áp dụng tiêu chuẩn quốc tế để doanh nghiệp nhỏ và vừa theo kịp nền kinh tế ngày nay
- ▪Phát triển ngành công nghiệp hóa chất với sản phẩm chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế
Bình luận
Nổi bật
Đề xuất tiêu chuẩn dán nhãn cho các sản phẩm thực phẩm bổ sung có kích cỡ lớn
sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 10:29
(CL&CS) - Cục Quản lý Dược phẩm và Thiết bị y tế Úc (TGA) đang đề xuất một tiêu chuẩn dán nhãn cho các sản phẩm thực phẩm bổ sung có kích thước lớn, nhằm cung cấp các thông tin chi tiết và tránh nguy cơ mắc nghẹn cho người tiêu dùng.
TCVN 13979:2024 thức ăn hỗn hợp cho cá chim vây vàng
sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 10:29
(CL&CS) - Thức ăn hỗn hợp của cá chim vây vàng nên đáp ứng các chỉ tiêu cảm quan, chỉ tiêu lý hóa theo hướng dẫn tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13979:2024 sẽ đảm bảo chất lượng, mang lại giá trị kinh tế cao.
Tiêu chuẩn ISO 13485 đưa ra yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng cho ngành thiết bị y tế
sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 15:49
(CL&CS) - ISO 13485 là tiêu chuẩn quốc tế quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng cho ngành thiết bị y tế, trong đó tổ chức, doanh nghiệp cần thể hiện khả năng cung cấp thiết bị, dụng cụ y tế và dịch vụ liên quan đáp ứng yêu cầu của khách hàng và các quy định của luật pháp.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.