Thúc đẩy chuyển đổi số cho người dân và doanh nghiệp

(CL&CS) - Thanh toán không dùng tiền mặt và mô hình ngân hàng số đã cung ứng ngày càng đa dạng các dịch vụ tiện ích, an toàn cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM nói riêng, trên cả nước nói chung.

Triển lãm công nghệ được thiết kế theo 3 trụ cột: xã hội số, kinh tế số và chính quyền số.

Triển lãm công nghệ được thiết kế theo 3 trụ cột: xã hội số, kinh tế số và chính quyền số.

Nằm trong chuỗi các hoạt động thuộc Tuần lễ chuyển đổi số của TP.HCM với chủ đề “Khai phá dữ liệu số, thành công chuyển đổi số”, nhằm hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia 10/10, dưới sự chỉ đạo nội dung của UBND TP.HCM, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thời báo Ngân hàng phối hợp Sở Thông tin & Truyền thông TP.HCM, Hội Tin học TP.HCM tổ chức Hội thảo chuyên đề: Thúc đẩy dịch vụ công và thanh toán không dùng tiền mặt tại TP.HCM vào sáng ngày 17/10/2023 tại khách sạn Tân Sơn Nhất (Tân Bình, TP.HCM).

Phát biểu khai mạc sự kiện, ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, hưởng ứng ngày chuyển đổi đó quốc gia 10/10, TP.HCM tổ chức chuỗi sự kiện tuần lễ chuyển đổi số TP.HCM năm 2023 với chủ đề “Khai phá dữ liệu số thành công chuyển đổi số".

“Tôi tin rằng thông qua những hoạt động của chuyển đổi số của TP.HCM sẽ mang lại kết quả truyền thông, nâng cao nhận thức của nhân dân thành phố, cộng đồng doanh nghiệp thành phố và công cuộc thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số phát triển hiệu quả kinh tế số mang lại đóng pháp chung cho phát triển kinh tế xã hội của thành phố”, ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch TP.HCM nhấn mạnh.

Ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM phát biểu tại sự kiện.

Ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM phát biểu tại sự kiện.

Phát biểu tại sự kiện, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Tiến Dũng cho biết, dữ liệu và việc phân tích, khai thác, kết nối dữ liệu là yếu tố quyết định tạo nên thành công của quá trình thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và hoạt động chuyển đổi số trong ngành ngân hàng.

Trong thời đại kỹ thuật số, dữ liệu có thể được sử dụng để hiểu, nắm bắt hành vi và xu hướng tiêu dùng của khách hàng, giúp các ngân hàng, doanh nghiệp xác định các cơ hội mới, đưa ra quyết định đúng đắn hơn và nâng cao hiệu quả hoạt động.

Xác định rõ vai trò quan trọng của dữ liệu trong hoạt động ngân hàng cũng như mục tiêu, định hướng của Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06), Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng, các tổ chức trung gian thanh toán đã và đang tích cực triển khai việc ứng dụng, kết nối, chia sẻ và khai thác thông tin dữ liệu dân cư trong tất cả các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng, đặc biệt là thanh toán và tín dụng nhằm đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, chuyển đổi số trong nền kinh tế.

Triển khai Chương trình “Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” và Đề án 06, Thủ tướng Chính phủ cũng lựa chọn năm 2023 là Năm Dữ liệu số quốc gia với mục tiêu tạo lập và khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị mới.

“Đối với ngành ngân hàng, phát triển và khai thác hiệu quả dữ liệu số là một trong những nhiệm vụ giải pháp để thực hiện mục tiêu chuyển đổi số ngành ngân hàng, cũng như thúc đẩy phát triển thanh toán không dùng tiền mặt theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Dữ liệu không chỉ giúp ngân hàng xác thực, định danh khách hàng mà còn thông qua các ứng dụng công nghệ để phân tích, nắm bắt hành vi và xu hướng tiêu dùng, từ đó đưa ra quyết định trong phát triển, cung ứng sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường và nâng cao hiệu quả hoạt động”, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Tiến Dũng nhấn mạnh.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Tiến Dũng phát biểu tại sự kiện.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Tiến Dũng phát biểu tại sự kiện.

Chia sẻ những khó khăn trong quá trình chuyển đổi số, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Tiến Dũng cho biết, hiện nay ngành ngân hàng đã và đang gặp phải một số thách thức.

Trong đó phải kể đến thách thức về sự đồng bộ và chuẩn hóa các cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhằm tạo thuận lợi cho kết nối liên thông, tích hợp liền mạch giữa ngành ngân hàng với các ngành, lĩnh vực khác, nhất là khu vực hành chính công (như y tế, giáo dục…) để hình thành hệ sinh thái số, cung ứng dịch vụ đa tiện ích cho khách hàng.

Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Tiến Dũng, trong thời gian tới Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục chủ động, tích cực phối hợp với các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tại Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021-2025, Kế hoạch chuyển đổi số và Đề án 06 của ngành ngân hàng.

Nguyễn Như

Bình luận

Nổi bật

VPBank SME mở lối thanh toán hiện đại cho hộ kinh doanh với QR Payment

VPBank SME mở lối thanh toán hiện đại cho hộ kinh doanh với QR Payment

sự kiện🞄Thứ ba, 27/05/2025, 14:59

(CL&CS) - VPBank SME vừa ra mắt giải pháp thanh toán VPBank QR Payment, tích hợp đa chuẩn QR quốc tế và nội địa trong một mã QR duy nhất, giúp các chủ cửa hàng, hộ kinh doanh và khách hàng đơn giản hóa quy trình thanh toán, nâng cao hiệu quả tài chính.

SeABank bàn giao 856 căn nhà đại đoàn kết cho tỉnh Hòa Bình

SeABank bàn giao 856 căn nhà đại đoàn kết cho tỉnh Hòa Bình

sự kiện🞄Thứ ba, 27/05/2025, 07:29

(CL&CS)- Ngày 19/05/2025, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hòa Bình tổ chức khánh thành, bàn giao 856 căn nhà xây mới và sửa chữa tổng trị giá 30 tỷ đồng tặng cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn tại thành phố Hòa Bình, huyện Lương Sơn và huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình.

Ngân hàng mạnh tay đổi mới công nghệ, giảm nhân sự

Ngân hàng mạnh tay đổi mới công nghệ, giảm nhân sự

sự kiện🞄Thứ hai, 26/05/2025, 07:11

(CL&CS)- Mùa Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 của các ngân hàng rất quan tâm tới vấn đề thời sự như việc giảm nhân sư, tiếp tục đổi mới công nghệ, ứng dụng AI trong hoạt động để đổi mới quy trình, tinh gọn bộ máy.