Thứ ba, 22/10/2024, 09:09 AM

Thủ tướng Chính phủ: Ước cả năm 2024 có 14/15 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch

(CL&CS) - Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, ước cả năm 2024 có 14/15 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch, trong đó chỉ tiêu GDP bình quân đầu người sẽ đạt nếu GDP tăng trưởng trên 7%.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính báo cáo tại phiên họp. Ảnh: Quochoi

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính báo cáo tại phiên họp. Ảnh: Quochoi

Chỉ tiêu tăng năng suất lao động vượt kế hoạch

Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển KTXH năm 2025.

Thủ tướng cho biết, tình hình KTXH tháng sau tích cực hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước, 9 tháng đạt nhiều kết quả quan trọng, cao hơn cùng kỳ trên hầu hết các lĩnh vực.

Ước cả năm có 14/15 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch, trong đó chỉ tiêu GDP bình quân đầu người sẽ đạt nếu GDP tăng trưởng trên 7%. Đặc biệt là chỉ tiêu tăng năng suất lao động vượt kế hoạch đề ra, sau 3 năm không đạt.

Về kinh tế, Thủ tướng Chính phủ nêu rõ, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng kinh tế cao hơn mục tiêu đề ra, các cân đối lớn được bảo đảm (có thặng dư cao); nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia và bội chi ngân sách nhà nước được kiểm soát tốt, thấp hơn giới hạn cho phép…

Về văn hóa, xã hội, giáo dục, đào tạo, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, các lĩnh vực văn hóa, xã hội đạt kết quả rõ nét, tổ chức tốt các ngày lễ lớn. An sinh xã hội được bảo đảm.

Trong đó đã thực hiện tăng lương cơ sở và điều chỉnh lương hưu, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công, trợ cấp xã hội từ ngày 1/7/2024, đồng thời triển khai hiệu quả các giải pháp để bảo đảm tăng lương nhưng không tăng giá.

Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và đại biểu, đại biểu Quốc hội tham dự phiên khai mạc. Ảnh: Quochoi

Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và đại biểu, đại biểu Quốc hội tham dự phiên khai mạc. Ảnh: Quochoi

Công tác phòng, chống thiên tai được tập trung chỉ đạo. Đặc biệt, trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3 đổ bộ vào nước ta, mạnh nhất trong 70 năm qua, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo theo sát tình hình, ứng phó từ sớm, từ xa với nhiều cách làm mới, linh hoạt, sáng tạo, kịp thời, phòng ngừa ở mức cao nhất, sẵn sàng phương án cho mọi tình huống.

Về xây dựng, hoàn thiện pháp luật, Thủ tướng cho biết đã tập trung cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tiết giảm chi phí tuân thủ, xóa bỏ cơ chế “xin – cho”, tạo môi trường đầu tư kinh doanh lành mạnh, thuận lợi…

Nợ xấu có xu hướng tăng

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng cho biết, bên cạnh những kết quả đạt được là cơ bản, nước ta còn những hạn chế, bất cập và tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Ổn định kinh tế vĩ mô còn tiềm ẩn rủi ro. Hoạt động sản xuất, kinh doanh còn gặp khó khăn; chi phí sản xuất còn cao; sức mua trong nước có dấu hiệu tăng chậm lại.

Một số chương trình, chính sách tín dụng triển khai chậm. Nợ xấu có xu hướng tăng, khối lượng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn trong năm 2024 còn cao.

Giải ngân vốn đầu tư công chậm; lãng phí trong quản lý tài sản công, đất đai… còn lớn; công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư còn kéo dài. Buôn lậu, gian lận thương mại diễn biến phức tạp. Thể chế, pháp luật còn nhiều vướng mắc cần tháo gỡ…

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, với nhiều ngày kỷ niệm lớn, đồng thời năm tiến hành Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV với kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Phía trước còn rất nhiều khó khăn, thách thức nhưng theo người đứng đầu Chính phủ, không khó khăn nào có thể cản được quyết tâm, sức mạnh đại đoàn kết của toàn dân tộc. Mỗi thách thức là cơ hội để chúng ta trưởng thành, khẳng định sức mạnh và bản lĩnh của con người Việt Nam.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trình bày Báo cáo thẩm tra. Ảnh: Quochoi

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trình bày Báo cáo thẩm tra. Ảnh: Quochoi

Điều chỉnh chính sách tài khóa phù hợp

Trình bày Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cũng nêu rõ, tăng trưởng kinh tế phục hồi tích cực, cả năm ước đạt khoảng 6,8-7%, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra (6-6,5%), được các tổ chức quốc tế đánh giá tích cực về triển vọng tăng trưởng.

Về dự kiến kế hoạch phát triển KTXH năm 2025, Ủy ban Kinh tế cơ bản thống nhất với các định hướng lớn, mục tiêu tổng quát, các chỉ tiêu và 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu theo Báo cáo của Chính phủ.

Để tập trung vào một số vấn đề chính, cốt lõi thực hiện trong năm 2025, Ủy ban Kinh tế bổ sung, nhấn mạnh một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu.

Cụ thể như: Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở tăng cường năng lực nội sinh, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; kiểm soát lạm phát, tỷ giá.

Tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng; củng cố, giữ vững vai trò và làm mới các động lực tăng trưởng chính, động lực tăng trưởng truyền thống, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới.

Tăng cường điều chỉnh chính sách tài khóa phù hợp, hiệu quả hơn trong năm 2025 để thích ứng với những thách thức của toàn cầu.

Tập trung tháo gỡ khó khăn, vực dậy thị trường vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp vay vốn để phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh. Thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả…

Các chỉ tiêu chủ yếu năm 2025:

Tăng trưởng GDP khoảng 6,5-7% và phấn đẩu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn (7-7,5%) để đến hết năm 2025 xếp hạng 31-33 thế giới về quy mô GDP.

GDP bình quân đầu người đạt khoáng 4.900 USD.

Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 24,1%.

Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%.

Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 5,3-5,4%.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 70%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt khoảng 29-29,5%.

Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%.

Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm khoảng 0,8-1%...

Theo Tạp chí Hải quan

Bình luận

Nổi bật

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00

(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59

(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.