Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Đề án tái cơ cấu ngân hàng, tổ chức tín dụng yếu kém rất khó

(CL&CS) - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho biết đề án tái cơ cấu ngân hàng, tổ chức tín dụng yếu kém rất khó. Theo Thống đốc, đây là việc chưa có tiền lệ trong khi năng lực, kinh nghiệm cán bộ xây dựng đề án cũng còn hạn chế. Tìm kiếm nhà đầu tư tự nguyện tham gia đề án gặp khó.

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 6, chiều 6/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì và điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiếp tục tiến hành Phiên Chất vấn và trả lời chất vấn về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn và nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4.

1

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng (Đoàn ĐBQH tỉnh Hưng Yên) cho biết, các dự án hạ tầng giao thông có tổng mức đầu tư lớn bởi bên cạnh nguồn vốn ngân sách, cần huy động thêm các nguồn lực khác để thực hiện. Tuy nhiên, các dự án giao thông lớn, trọng điểm hiện nay chủ yếu đầu tư từ nguồn vốn đầu tư công.

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, nhu cầu và khối lượng vốn cần cho các dự án về cơ sở hạ tầng giao thông rất lớn và với kỳ hạn dài. Trong khi đó, tính chất nguồn vốn của hệ thống tổ chức tín dụng là nguồn vốn huy động ngắn hạn nên việc cho vay với khối lượng lớn và dài hạn cũng bị ràng buộc. Bởi tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng vừa qua cho thấy, nếu huy động bằng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn có thể dẫn tới rủi ro và hệ lụy cho ngân hàng.

"Tính đến ngày 30/9, có 22 tổ chức tín dụng thực hiện cấp tín dụng đối với các dự án BOT, BT giao thông, tổng dư nợ 92.319 tỷ đồng", Thống đốc NHNN thông tin.

Tuy nhiên, theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, điều đáng chú ý là trong tổng dư nợ 92.319 tỷ đồng, nợ xấu chiếm 3,83%, còn nợ nhóm 2 chiếm đến 26,52%. Nợ nhóm 2 là nhóm nợ sát với nợ nhóm 3 - nợ xấu. Nguyên nhân chủ yếu là các phương án tài chính của các dự án thường không đúng như với phương án tài chính xây dựng ban đầu.

"Do vậy, chính sách huy động vốn cũng cần phải huy động nhiều nguồn lực tài chính khác, kể cả là trong nước và nước ngoài", bà Hồng cho hay.

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, xây dựng đề án tái cơ cấu ngân hàng yếu kém này là việc rất khó, nếu ở điều kiện bình thường đã khó, nhưng trong bối cảnh nền kinh tế chịu tác động của dịch Covid-19 cũng như biến động của kinh tế thế giới, việc thực hiện tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém càng khó hơn.

"Việc xây dựng đề án khó, phức tạp, chưa có tiền lệ trong khi năng lực của người tham gia đề án xây dựng cũng không nhiều. Điều này chúng tôi đã đánh giá trong báo cáo", Thống đốc NHNN nói.

Ngoài ra, theo bà Hồng, việc tìm kiếm nhà đầu tư tham gia trên cơ sở tự nguyện cũng khó khăn. Cơ chế chính sách hỗ trợ cho việc này cũng phải xin ý kiến cấp cơ quan để có sự đồng thuận thống nhất.

Đối với các ngân hàng này, NHNN cũng xin ý kiến cấp có thẩm quyền và đang trong quá trình thực hiện những bước theo kế hoạch này để trước khi hoàn thiện đề án chi tiết trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và sẽ thực hiện theo đúng đề án này.

Về tranh luận của đại biểu Hà Sĩ Đồng liên quan đến điều hành mức tăng trưởng tín dụng, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng khẳng định, thời gian qua Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức các buổi tọa đàm với chuyên gia và với đại biểu Quốc hội, qua phân tích, đánh giá, các đại biểu đều thống nhất rằng, với đặc thù của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, vốn phụ thuộc vào vốn tín dụng của ngân hàng rất lớn; tỷ lệ dư nợ trên GDP trên 120% GDP và đang ở mức cảnh báo theo khuyến nghị của các tổ chức quốc tế. Nhu cầu vốn này của hệ thống ngân hàng vẫn còn một nguồn vốn dài hạn từ hệ thống ngân hàng. Vì vậy, nếu bỏ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng có thể tín dụng sẽ tăng rất mạnh, có thể rủi ro đối với hệ thống ngân hàng.

Vừa qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ rất quan tâm và có nhiều hội nghị phát triển thị trường vốn để phát triển phân khúc khác của thị trường vốn như trái phiếu doanh nghiệp để đảm bảo nhu cầu vốn trung và dài hạn. Còn các tổ chức tín dụng chủ yếu cung ứng nguồn vốn ngắn hạn và vốn lưu động.

Thiện Phúc

Bình luận

Nổi bật

Quý 1/2024, nhân sự ngành ngân hàng giảm 1.437 người

Quý 1/2024, nhân sự ngành ngân hàng giảm 1.437 người

sự kiện🞄Thứ tư, 01/05/2024, 15:34

(CL&CS) - Trong quý 1 vừa qua, lần đầu tiên 27 ngân hàng niêm yết đã cắt giảm nhân sự với số lượng lên đến 1.437 người. Trong đó, 20/27 ngân hàng mẹ đã cắt giảm nhân sự.

Nhà sáng lập Ngân hàng ACB, ông Trần Mộng Hùng qua đời ở tuổi 72

Nhà sáng lập Ngân hàng ACB, ông Trần Mộng Hùng qua đời ở tuổi 72

sự kiện🞄Thứ tư, 01/05/2024, 15:33

(CL&CS) - Ông Trần Mộng Hùng là nhà sáng lập Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Tổng Giám đốc đầu tiên và Chủ tịch HĐQT (1994 - 2008), Thành viên HĐQT (2012 - 2018), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quản lý rủi ro (2018 - 2023), đã từ trần vào ngày 25/4/2024, hưởng thọ 72 tuổi.

ĐHĐCĐ VPBank thông qua kế hoạch kinh doanh 2024, bầu bổ sung 2 thành viên HĐQT

ĐHĐCĐ VPBank thông qua kế hoạch kinh doanh 2024, bầu bổ sung 2 thành viên HĐQT

sự kiện🞄Thứ hai, 29/04/2024, 20:46

(CL&CS) - Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của VPBank vừa được tổ chức sáng 29/4/2024 tại Hà Nội đã nhất trí thông qua tờ trình kế hoạch kinh doanh 2024, chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 10% và bầu bổ sung hai thành viên HĐQT.