Thị trường trong nước chật chội, Hòa Bình đặt chiến lược vươn ra biển lớn

(CL&CS) - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình cho rằng thị trường xây dựng trong nước đã chật chội. Trong thời gian sắp tới, Hòa Bình phải vươn ra biển lớn, chinh phục thị trường nước ngoài bên cạnh củng cố vị thế của tập đoàn trong ngành xây dựng ở Việt Nam.

CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình đã tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên 2021 vào chiều tối 21/6 theo hình thức trực tuyến từ trụ sở tại TP.HCM. (Ảnh: Nguyễn Như).

CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình đã tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên 2021 vào chiều tối 21/6 theo hình thức trực tuyến từ trụ sở tại TP.HCM. (Ảnh: Nguyễn Như).

Thị trường trong nước chật chội

Năm 2020, Hòa Bình đạt 11.225 tỷ đồng doanh thu và 86 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm lần lượt 39,7% và 79,3% so với năm 2019. Năm 2020 là năm đầu tiên doanh thu thu hẹp nhưng là năm thứ 3 liên tiếp lợi nhuận suy giảm và chỉ bằng 10% của năm 2017. Hòa Bình chi trả cổ tức cho cổ đông bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 5%.

“Năm 2020 vừa qua có thể khẳng định là năm khó khăn nhất trong lịch sử 33 năm hình thành và phát triển của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình”, chia sẻ của ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT Hòa Bình tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2021.

Suốt ba năm 2018 - 2020, thị trường xây dựng đầy khó khăn do không có nhiều dự án đầu tư địa ốc được cấp giấy phép xây dựng, cộng thêm những ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid -19 khiến các chủ đầu tư trong lĩnh vực du lịch và bất động sản nghỉ dưỡng đều bị thiệt hại rất lớn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành xây dựng, đặc biệt là các công ty chuyên thi công các công trình khách sạn, condotel, biệt thự biển, khu nghỉ dưỡng, trung tâm giải trí,... trong đó có Hòa Bình.

“Nhiều nhà đầu tư đã đánh giá Hòa Bình khó có thể vượt qua được khủng hoảng. Tuy nhiên, với sự đoàn kết, đồng lòng chia sẻ, với sự năng động sáng tạo và những nỗ lực vượt bậc cùng với truyền thống vượt khó theo tinh thần “cánh diều ngược gió”, Hòa Bình đã chứng tỏ bản lĩnh khi vượt qua cuộc khủng hoảng kép liên tục trong 3 năm qua của ngành xây dựng Việt Nam”, ông Lê Viết Hải chia sẻ.

2020 là năm rất khó khăn của Hòa Bình khi lợi nhuận chỉ bằng 10% năm 2017. (Biểu đồ: N.N)

2020 là năm rất khó khăn của Hòa Bình khi lợi nhuận chỉ bằng 10% năm 2017. (Biểu đồ: N.N)

Vươn ra biển lớn

Năm 2021, Hòa Bình đặt mục tiêu doanh thu 13.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 235 tỷ đồng, tăng lần lượt 20,3% và 180,9% so với năm 2020. Cổ tức duy trì ở mức 5% bằng tiền mặt hoặc/và cổ phiếu.

Ông Lê Viết Hải cho biết: Hòa Bình đặt mục tiêu trúng thầu 14.000 tỷ đồng trong năm 2021. Tính riêng 6 tháng đầu năm, giá trị trúng thầu đã đạt 9.408 tỷ đồng.

Hòa Bình sẽ thoái vốn khỏi 4 dự án bất động sản dự kiến thu về 1.000 tỷ đồng. Tập đoàn cũng thoái vốn tại một số công ty trong lĩnh vực chứng khoán, sản xuất bê tông sợi thủy tinh… để tập trung vốn phát triển lĩnh vực xây dựng công nghiệp, hạ tầng và đặc biệt là bất động sản cao tầng tại thị trường nước ngoài.

Ông Lê Viết Hải cho biết: Với tốc độ tăng trưởng rất nhanh, năm 2018 Hòa Bình đạt doanh thu 18.300 tỷ đồng (800 triệu USD) đã cùng các doanh nghiệp xây dựng tư nhân khác trong nước chiếm gần hết thị phần của doanh nghiệp xây dựng nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng dân dụng. Vì vậy, Hòa Bình rất khó giữ đà tăng trưởng nhanh 5 năm tăng 5 lần như 30 năm trước kể từ 1988 - năm đầu tiên có doanh thu. Do vậy, việc hướng ra thị trường nước ngoài, một thị trường rất lớn là con đường tất yếu của Hòa Bình. Có như thế, Hòa Bình mới thoát khỏi giới hạn của thị trường chật hẹp trong nước.

Doanh thu của Hòa Binh giai đoạn 2010 - 2020 và kế hoạch 2021. (Biểu đồ: N.N)

Doanh thu của Hòa Binh giai đoạn 2010 - 2020 và kế hoạch 2021. (Biểu đồ: N.N)

Do không kịp thời phát triển ra nước ngoài, khối doanh nghiệp xây dựng tư nhân đã phải đối diện với khủng hoảng thừa trong 3 năm qua khi tốc độ tăng trưởng đầu tư trong nước chỉ khoảng 10% mỗi năm không theo kịp tốc độ tăng trưởng rất mạnh mẽ của khối doanh nghiệp xây dựng tư nhân này với tốc độ 20-30% mỗi năm riêng Hòa Bình là 38% mỗi năm.

Trong những năm vừa qua, doanh nghiệp xây dựng Nhật Bản, Hàn Quốc không chỉ kém cạnh tranh ở thị trường Việt Nam mà cả ở thị trường quốc tế vì giá cao trong khi không còn có sự khác biệt đáng kể về chất lượng. Các nhà đầu tư ở nhiều nước hiện nay đều rất quan tâm đến chi phí xây dựng và đang tìm kiếm những nhà thầu cạnh tranh hơn để thay thế, trong đó Việt Nam được đánh giá có nhiều ưu điểm vượt trội.

Ông Hải cam kết với cổ đông: “Hòa Bình xác định mục tiêu giữ vững vị trí dẫn đầu và cam kết cung cấp những sản phẩm xây dựng bảo đảm đáp ứng yêu cầu cao nhất của khách hàng về mọi mặt từ thiết kế, thi công cho đến bảo hành”.

Đại hội đồng cổ đông thường niên 2021 của Hòa Bình đã thông qua việc miễn nhiệm tư cách thành viên HĐQT độc lập nhiệm kỳ 2019 - 2024 của ông Đặng Hồng Anh và kết thúc thành viên HĐQT độc lập nhiệm kỳ 2019 - 2024 của ông Đặng Doãn Kiên và ông Phương Công Thắng.

Đại hội đã bầu ông Nguyễn Tường Bảo, ông Nguyễn Công Phú và ông Dương Văn Hùng vào thành viên HĐQT độc lập theo sự đề cử của cổ đông lớn Lê Viết Hải. Những cá nhân trên đã tự giới thiệu quá trình làm việc trước đại hội và hứa sẽ giúp Hòa Bình phát triển như thế nào trong thời gian tới nếu được trúng cử vào HĐQT.

“Đó là những người rất xuất sắc, đầy tâm huyết với hoài bão, khát vọng của Hòa Bình, tâm đắc với chiến lược vươn ra biển lớn, chinh phục thị trường thế giới của Hòa Bình. Đây là những người có kiến thức, chuyên môn, có tầm nhìn toàn cầu, đặc biệt là có kinh nghiệm trong quan hệ quốc tế. Tôi tin với sự tham gia của những thành viên mới, những mục tiêu chiến lược mà Hòa Bình đặt ra. Đó là cũng cố vị thế hàng đầu của Hòa Bình trong ngành xây dựng ở Việt Nam và vươn ra biển lớn, chinh phục thị trường nước ngoài. Nhất định Hòa Bình sẽ vượt qua khó khăn, biến thử thách thành cơ hội, biến trở lực thành động lực”, ông Lê Viết Hải chia sẻ với đại hội.

Nguyễn Như

Bình luận

Nổi bật

Sự hòa quyện khó tin giữa chất sống xa xỉ và thiên nhiên tại The Miyabi

Sự hòa quyện khó tin giữa chất sống xa xỉ và thiên nhiên tại The Miyabi

sự kiện🞄Thứ sáu, 29/03/2024, 17:02

(CL&CS) - “Dự án trên một hòn đảo, giữa sông nước tuyệt đẹp, có cây cỏ, mặt nước, chim chóc đã tạo nên khung cảnh vô cùng sống động. Tôi tin rằng đây là một điển hình cho lối sống xa hoa trong sự hòa hợp với thiên nhiên”, kiến trúc sư nổi tiếng người Nhật Kego Kuma chia sẻ về phân khu biệt thự đóng The Miyabi vừa chính thức ra mắt tại Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng).

Vị trí đắc địa siêu kết nối tạo sức hút vượt trội cho “đảo nhà giàu”

Vị trí đắc địa siêu kết nối tạo sức hút vượt trội cho “đảo nhà giàu”

sự kiện🞄Thứ sáu, 29/03/2024, 16:44

(CL&CS) - Sở hữu chất sống thượng lưu có 1-0-2, lại nằm ở “tọa độ kim cương” giữa khu vực có hạ tầng giao thông hiện đại bậc nhất, Thành phố đảo Hoàng Gia Vinhomes Royal Island đang thu hút mạnh mẽ giới nhà giàu khắp nơi khi mọi rào cản về địa lý đều đã bị xóa bỏ.

Đất nền có thể sẽ tăng giá vào quý II/2024

Đất nền có thể sẽ tăng giá vào quý II/2024

sự kiện🞄Thứ sáu, 29/03/2024, 11:28

Từng là phân khúc chìm sâu trong “ế ẩm” và bị “chê” nhiều nhất trong năm 2023 nhưng đất nền cũng đang là phân khúc ghi nhận tốc độ phục hồi nhanh cả về giao dịch và giá chỉ trong vài tháng đầu năm 2024. Chuyên gia dự báo, đất nền có thể sẽ tăng giá vào quý II/2024.