Thứ ba, 04/11/2014, 11:23 AM

Thị trường thực phẩm chức năng đang bị “thổi giá”!

(NTD) - Thị trường thực phẩm chức năng (TPCN) đang “náo loạn” với đủ những loại sản phẩm được thổi giá, cường điệu trong quảng cáo có tác dụng như “thần dược” giúp hỗ trợ chữa “bách bệnh” ngay cả bệnh mãn tính với giá rất cao. Tuy nhiên, chất lượng “thật” của các loại TPCN này đến đâu thì cơ quan chức năng lại không kiểm soát được.

Xoay quanh vấn đề về thị trường TPCN hiện nay đang bị “thả nổi”, phóng viên Báo Người tiêu dùng đã có cuộc trao đổi với TS. Trần Đáng – Nguyên Cục trưởng Cục ATTP - Chủ tịch Hiệp hội TPCN Việt Nam.

Ông đánh giá như thế nào về thị trường TPCN hiện nay?

Trong vòng 5 năm trở lại đây được coi là khoảng thời gian bùng nổ các sản phẩm TPCN. TPCN được biết đến với nhiều tác dụng và công dụng hỗ trợ điều trị rất nhiều chứng và bệnh tật. Nói TPCN là công cụ dự phòng của thế kỷ 21 và việc thị trường này phát triển vũ bão cũng là điều tất yếu.

Năm 2000 cả nước có 13 cơ sở sản xuất, kinh doanh TPCN, thì đến năm 2005 con số này đã lên tới 143 cơ sở. Đến năm 2009, cả nước đã có 1.114 cơ sở TPCN và đến tháng 7.2014, con số này là trên 4.500 cơ sở. Nếu năm 2000, mới chỉ có 63 sản phẩm TPCN có mặt tại thị trường Việt Nam thì chỉ từ 2011 – 2013, thị trường đã xuất hiện khoảng 10.000 sản phẩm, trong đó khoảng 40% là hàng nhập khẩu.

Tại Việt Nam, đến cuối năm 2012, gần như cả ngành dược Việt Nam đã lao vào lĩnh vực TPCN, với sự tham gia của 1.781 DN. Trong cuộc cạnh tranh khốc liệt này, hàng loạt vấn đề bất cập trong quản lý đã bộc lộ, khiến thị trường TPCN càng trở nên hỗn loạn.

Giá bán các loại TPCN đang ở mức rất cao, chính lý do này đã làm phát sinh và bùng nổ các mặt hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng những nhãn hàng TPCN được người tiêu dùng ưa chuộng. Vậy ông đánh giá như thế nào về tình trạng này?

Nhận thấy TPCN là mảnh đất màu mỡ, nên hơn 90% số doanh nghiệp vốn chỉ sản xuất dược phẩm đã nhanh chóng tham gia vào hoạt động sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh TPCN. Chính điều này đã khiến tình trạng sản xuất, nhập khẩu TPCN trở nên hỗn độn. Hơn thế, nhiều cá nhân, DN đã lợi dụng “kẽ hở” của trị trường TPCN để tiến hành sản xuất, kinh doanh, buôn bán mà không phải chịu sự giám sát khắt khe nào. Thực tế, ai cũng có thể công bố sản xuất, kinh doanh bất cứ loại TPCN nào không cần biết đến chất lượng ra sao và cơ quan nào kiểm định.

Các mặt hàng TPCN được kinh doanh cũng vô cùng đa dạng, từ “thượng vàng đến hạ cám”. Sôi động nhất là TPCN giảm cân, xương khớp… được các doanh nghiệp quảng cáo như “thần dược” để thu hút người tiêu dùng, trong khi phần lớn các sản phẩm này chưa đưa ra được chứng cứ khoa học về thử nghiệm lâm sàng.

Đến nay, trên cả nước, bên cạnh một số sản phẩm có chất lượng thì xuất hiện nhiều sản phẩm có chất lượng thấp, không an toàn cho người sử dụng. Cơ quan chức năng đã phát hiện và thu giữ nhiều loại thực phẩm chức năng giả trong thời gian qua.

Quảng cáo quá đà, thổi phồng tác dụng của sản phẩm là căn bệnh phổ biến của rất nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh TPCN, vậy đây có phải là một hình thức đánh lừa người tiêu dùng thưa ông?

TPCN đang dần trở thành thứ không thể thiếu với nhiều gia đình, từ người già đến trẻ em đều tin dùng. TPCN được quảng tràn lan trên các phương tiện truyền thông, ở cả các cuộc hội thảo ngay tại cộng đồng dân cư và rầm rộ trên truyền hình. Không ít người đã quá tin tưởng vào những “thần dược” này đến mức “quên” cả việc đi khám bác sĩ khi có bệnh và bỏ qua đơn thuốc của bệnh viện mặc dù mắc bệnh mãn tính.

Để xây dựng được “niềm tin” đó, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, phân phối TPCN đã phải tiêu tốn khá nhiều tiền để quảng bá hình ảnh và tiếp thị cộng đồng. Công bằng mà nói, TPCN không phải là “xấu” và không có tác dụng tốt với sức khỏe người sử dụng, nhưng không thể thay thế được thuốc chữa bệnh và sẽ phản tác dụng nếu sử dụng bừa bãi. Tuy nhiên, vì TPCN đã cố tình đánh lừa người tiêu dùng về công dụng, vi phạm nhiều quy định hiện hành. Ngay cả dòng chữ buộc phải có trên nhãn mác sản phẩm hay thông tin quảng cáo “Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” cũng bị làm nhỏ đi rất khiêm tốn để ít gây được sự chú ý nhất từ người tiêu dùng.

Nguy hại hơn có những loại TPCN còn sử dụng cả những chất cấm được sử dụng vì có thể gây ngộ độc cho người sử dụng và việc quá nhiều sản phẩm có chỉ tiêu hàm lượng các chất không đạt như công bố, thậm chí không phát hiện hoạt chất chính được công bố trong sản phẩm là vấn đề rất đáng quan tâm. Điều này cho thấy thực trạng rất đáng ngại về chất lượng các loại TPCN đang lưu hành trên thị trường hiện nay.

Với các sản phẩm TPCN, hàm lượng mỗi thành phần rất quan trọng nhưng khi hàm lượng không đạt thì sản phẩm sẽ không mang lại tác dụng và quảng cáo thổi phồng như vậy cũng là một hình thức đánh lừa người tiêu dùng.

Trước vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng của thị trường TPCN tràn lan. Nhiều ý kiến cho rằng, việc quản lý TPCN đang bị “thả nổi”, ông nhận định như thế nào về việc này?

Từ đầu năm tới nay, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã quyết liệt xử lý vi phạm với nhiều đơn vị sản xuất TPCN nhằm siết chặt quản lý với mặt hàng đặc biệt này. Tuy nhiên, việc quản lý TPCN ở nước ta còn nhiều khó khăn, bất cập và thị trường TPCN đang bị các cơ quan chức năng thả nổi. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do hành lang pháp lý để quản lý lĩnh vực này còn chưa hoàn thiện.

TS. Trần Đáng - Thị trường TPCN đang “náo loạn” với đủ những loại sản phẩm được thổi giá. Ảnh: Đức Nguyễn

TS. Trần Đáng - Thị trường TPCN đang “náo loạn” với đủ những loại sản phẩm được thổi giá.

Ảnh: Đức Nguyễn

Ngành TPCN có mặt ở nước ta hơn 10 năm,  tính tới thời điểm hiện tại, chưa có VB QPPL chính thức riêng dành cho ngành TPCN (chưa xây dựng được quy chuẩn kỹ thuật đối với thực phẩm chức năng).

Hiện nay, luật pháp chưa quy định quản lý chặt chẽ về sản xuất, kinh doanh và công bố của TPCN, trong khi đây lại là sản phẩm sức khỏe, yêu cầu điều kiện khắt khe. Chính điều này tạo ra nhiều khó khăn trong việc quản lý, khiến nhiều doanh nghiệp lợi dụng “kẽ hở” để sản xuất TPCN kém chất lượng và quảng cáo “thổi phồng”.

Nhằm quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời ngăn chặn nạn hàng nhái, hàng giả đối với mặt hàng TPCN đang hoành hành hiện nay, các cơ quan chức năng cần phải có giải pháp đấu tranh như thế nào thưa ông?

Để thực hiện được vấn đề này cần thu thập số liệu thống kê về hoạt động nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh TPCN làm căn cứ đánh giá hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh TPCN.

Qua đó, làm rõ mức độ hoạt động sản xuất kinh doanh TPCN tác động đến thị trường Việt Nam, phát hiện tồn tại và vướng mắc để khắc phục những vi phạm trong thời gian qua. Đồng thời hiệu chỉnh các quy định pháp luật về quản lý và xử lý những vấn đề sai phạm trong việc sản xuất và kinh doanh TPCN.

Lập phương án kiểm tra toàn diện các nhóm DN và cá nhân chuyên nhập khẩu TPCN, chuyên sản xuất, cung cấp nguyên liệu, bao bì, nhãn mác, đểtruy tìm và triệt tiêu nạn làm hàng giả, hàng nhái các mặt hàng TPCN, nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Quan trọng nhất là phía cơ quan quản lý cần sớm hoàn thiện và ban hành VB QPPL riêng đối với mặt hàng TPCN, chỉ có cách ban hành luật riêng thì hoạt động sản xuất, kinh doanh buôn bán TPCN mới được kiểm soát chặt chẽ.

Vậy ông có thể đưa ra khuyến cáo gì cho NTD khi lựa chọn sản phẩm TPCN?

Để bào vệ quyền lợi và sức khỏe, NTD hãy là một người sử dụng thông thái, tức là phải có kiến thức về TPCN, về thuốc, không được nhầm lẫn TPCN với thuốc chữa bệnh. Khi lựa chọn TPCN cần đánh giá được tình trạng sức khỏe của bản thân, đánh giá được sản phẩm mình lựa chọn và dùng đúng cách theo sự hướng dẫn của bác sỹ.

Đức Nguyễn - Hoan Nguyễn


Bình luận

Nổi bật

Nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng phải đảm bảo theo QCVN 01-195:2022

Nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng phải đảm bảo theo QCVN 01-195:2022

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 16:06

(CL&CS) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-195:2022/BNNPTNT quy định giá trị giới hạn cho phép về các thông số của nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường và sức khỏe con người.

QCVN 01-195:2022/BNNPTNT về nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng

QCVN 01-195:2022/BNNPTNT về nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 15:58

(CL&CS) - Xử lý chất thải chăn nuôi sẽ giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí cho việc tiêu hủy, mang lại hiệu quả kinh tế, bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường cộng đồng…

Sắp ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường

Sắp ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường

sự kiện🞄Chủ nhật, 05/05/2024, 12:24

(CL&CS) - Trong giai đoạn 2024-2026, Bộ Tài nguyên và Môi trường dự kiến sẽ ban hành nhiều Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với khí thải phương tiện ô tô; Quy chuẩn về tiếng ồn;...