Tin - Ảnh
Thứ năm, 25/08/2022, 10:38 AM

Thị trường lao động: Chưa phát triển kịp với tốc độ và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

(CL&CS) - Theo Bộ LĐ,TB&XH, thị trường lao động Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc cả về quy mô và chất lượng, từng bước hiện đại, đầy đủ và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cũng chỉ rõ, thị trường lao động nước ta còn chưa phát triển kịp với tốc độ và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tính thích ứng, chủ động, linh hoạt kém.

Thị trường lao động chưa thật bền vững

Trong những năm qua, thị trường lao động ở Việt Nam đã có những bước phát triển cả về bề rộng và chiều sâu, ngày càng hội nhập, từng bước tiệm cận với thị trường lao động khu vực và thế giới.

thi-truong-lao-dong

Hình minh họa

Tuy nhiên, thị trường lao động Việt Nam vẫn còn manh mún, chưa chuyên nghiệp, thiếu tính linh hoạt, chưa thật bền vững; công tác nghiên cứu, dự báo, khớp nối cung cầu và cập nhật hệ thống thông tin thị trường lao động chưa thực sự hiệu quả và chuyên nghiệp. Từ đầu năm 2020 đến nay, dịch COVID-19 bùng phát và diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng nặng nề tới thị trường lao động trong nước và thị trường xuất khẩu lao động.

Trước tình hình đó, cùng với những giải pháp phòng chống dịch bệnh, Đảng, Nhà nước đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành và triển khai thực hiện nhiều chủ trương, chính sách liên quan tới thị trường lao động. Nhờ đó, sau khi chuyển sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, thị trường lao động đã từng bước được phục hồi và phát triển, góp phần quan trọng vào sự khởi sắc của nền kinh tế - xã hội nước ta. Tuy nhiên, phát triển thị trường lao động vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức.

Hiện nay, tình trạng khan hiếm lao động cục bộ ở một số ngành, lĩnh vực, địa bàn còn tồn tại, chưa có giải pháp để nâng tầm, khai thác và thu hút lao động tại chỗ hiệu quả. Cùng với đó là tiềm ẩn nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng, thiếu hụt lao động cho giai đoạn phục hồi và phát triển.

Sự thiếu hụt các kỹ năng của người lao động để duy trì việc làm hoặc chuyển đổi 2 nghề, thích ứng với tình hình sau đại dịch. Ngoài ra còn do thiếu cơ sở dữ liệu điện tử trong quản lý lao động, nhu cầu kỹ năng tương lai.

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang cho rằng, trong bối cảnh sau Tết Nguyên đán 2022, các doanh nghiệp có hiện tượng thiếu hụt lao động lớn. Vì thế, Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc để nắm bắt tình hình và đề xuất giải pháp khắc phục thiếu hụt lao động ở các địa phương.

Triển khai chính sách hỗ trợ cho người lao động

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam kiến nghị, trước mắt đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo triển khai quyết liệt chính sách hỗ trợ cho người lao động đã được ban hành. Mục đích nhằm bảo đảm tính thiết thực, hiệu quả, cấp thiết của những chủ trương, chính sách.

Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh đào tạo nghề, giúp cung cấp lượng lớn lao động có tay nghề kịp thời cho các doanh nghiệp thiếu hụt. Đặc biệt đối với những lĩnh vực như may mặc, giầy da, điện tử… Chú trọng đào tạo theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp.

Các cơ quan quản lý Nhà nước ở các địa phương chú trọng hơn nữa trong kiểm tra, giám sát thực hiện pháp luật về lao động. Mục đích nhằm kịp thời ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật lao động về quyền lợi của người lao động như tiền lương, việc nghỉ ngơi, công tác an toàn vệ sinh lao động…

Về lâu dài, đây là thị trường đặc biệt liên quan đến người lao động nên cũng phải tuân thủ theo các quy luật khách quan. Điều này bảo đảm sự can thiệp của Nhà nước vì liên quan đến người lao động, đối tượng rất đặc biệt trong thị trường.

Một trong những điểm cần đặc biệt lưu ý là phải năng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu thời kỳ phát triển mới. Đặc biệt là các ngành nghề ưu tiên trong phát triển kinh tế của Việt Nam.

Trong đó chú ý nâng cao kỹ năng, năng suất lao động của người lao động; phải có sự liên kết giữa nhu cầu tuyển dụng và chương trình đào tạo kiến thức và kỹ năng cho người lao động; xây dựng hạ tầng thị trường lao động hiện đại. Việt Nam cần tiếp tục thực hiện tốt các công ước quốc tế liên quan tới lao động, việc làm mà Việt Nam đã tham gia. Bên cạnh đó người lao động phải thực hiện đầy đủ quyền lợi, trách nhiệm đối với đất nước.

Hồng Liên

Bình luận

Nổi bật

Chủ nhà đòi bồi thường 3,9 tỷ mới di dời, chủ đầu tư chi 350 tỷ xây cầu vượt chạy vòng quanh thành điểm check-in đắt giá

Chủ nhà đòi bồi thường 3,9 tỷ mới di dời, chủ đầu tư chi 350 tỷ xây cầu vượt chạy vòng quanh thành điểm check-in đắt giá

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 21:44

Không tìm được tiếng nói chung, đường cứ xây và nhà vẫn ở khiến nơi đây trở thành một địa điểm ấn tượng.

Xu hướng ứng dụng công nghệ AI giúp xác định chất lượng hạt cà phê

Xu hướng ứng dụng công nghệ AI giúp xác định chất lượng hạt cà phê

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 14:23

(CL&CS) - Mặc dù việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm, nhưng các công nghệ này đang nhanh chóng đạt được thành công và có lẽ đây không phải là xu hướng nhất thời. Hiện nay, AI đã mang lại nhiều lợi ích trong hầu hết các hoạt động của ngành cà phê.

Bí ẩn ngôi nhà cổ gần 130 năm tuổi 2 phòng ở miền Tây, nơi lưu giữ mối tình lãng mạn của chàng trai Việt và nữ văn sĩ nổi tiếng người Pháp

Bí ẩn ngôi nhà cổ gần 130 năm tuổi 2 phòng ở miền Tây, nơi lưu giữ mối tình lãng mạn của chàng trai Việt và nữ văn sĩ nổi tiếng người Pháp

sự kiện🞄Thứ ba, 30/04/2024, 08:10

Ngôi nhà cổ hiện nay đã được chứng nhận di tích cấp quốc gia và đón hàng ngàn lượt khách ghé thăm.