Thị trường địa ốc ảm đạm sau Tết Canh Tý, công ty môi giới làm gì để vượt khó?

(NTD) - Nhu cầu về nhà ở tại TP.HCM vẫn đang rất cao, tuy vậy, việc thiếu nguồn hàng chào bán đang khiến bức tranh toàn cảnh thị trường kém tươi sáng. Các chủ đầu tư chưa có dự án mới hoặc chưa vội bung hàng trong tháng giêng âm lịch khiến cho các đại lý môi giới càng gặp nhiều khó khăn hơn.

Khảo sát nhiều doanh nghiệp bất động sản tại TP.HCM về kế hoạch giới thiệu dự án ra thị trường, câu trả lời chung đều cho biết không có dự án ra mắt, mở bán. Nguyên nhân chính được nhìn nhận ngoài yếu tố chu kỳ của thị trường còn là ảnh hưởng từ quá trình rà soát pháp lý các dự án kéo dài từ cuối năm 2018, chủ đầu tư không còn hàng và cũng không có sản phẩm mới. Thậm chí, một công ty chuyên bán đất nền vùng ven còn cho biết chưa có kế hoạch cụ thể cho năm sau, bởi nguồn hàng đã cạn kiệt.

Ngoài trừ một số chủ đầu tư lớn như Tập đoàn Đại Phúc có kế hoạch trong năm 2020 sẽ đưa ra thị trường 1 dự án hoàn toàn mới tại huyện Bình Chánh, TP.HCM, diện tích trên 100 ha với dòng sản phẩm chính là nhà phố, biệt thự. Tập đoàn Hưng Thịnh Corp lên kế hoạch mở bán dự án chung cư 1.000 căn hộ thuộc khu Làng đại học Quốc gia TP.HCM. Tập đoàn Vingroup sẽ tiếp tục phát triển dự án Vinhomes Grand Park, quận 9 với các phân khu còn lại, tổng số hơn 30.000 sản phẩm, gồm chung cư và hơn 2.000 nhà phố, biệt thự trong năm 2020.

Tuy vậy, những chủ đầu tư trên sản phẩm hầu hết đều được phòng kinh doanh riêng triển khai bán hàng, chính vì vậy các công ty môi giới gần như chưa tìm được sản phẩm để nhân viên sales có nguồn hàng môi giới cho khách hàng.

Ông Lê Tiến Vũ, Phó Tổng giám đốc điều hành Cát Tường Group đánh giá thị trường địa ốc tháng giêng Canh Tý đang khan hiếm nguồn cung khiến hàng loạt môi giới “đói” sản phẩm. Cũng giống năm 2019, phải có tới gần 15.000 môi giới dành cả năm trời chỉ để chực chờ một dự án bung hàng với số lượng 10.000. Tỉ lệ chọi cao, khiến không ít môi giới ngậm ngùi tay trắng. Sản phẩm đã ít, nhiều thông tin tiêu cực về các dự án “ma” lại khiến môi giới một lần nữa lao đao. Khách hàng hoài nghi, e ngại giao dịch khiến việc mua bán càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Thu nhập giảm, nhiều môi giới không đủ kiên nhẫn đành bỏ nghề, một số sàn môi giới cũng có chính sách cắt giảm nhân sự.

Tuy nhiên, theo ông Vũ khó khăn của thị trường này lại là cơ hội của thị trường khác, để thích nghi, các công ty phải mở rộng hoạt động môi giới ra tất cả phân khúc. “Nếu như trước đây, một số công ty chỉ chủ yếu triển khai các dự án thuộc phân khúc giá trung bình, sản phẩm phổ thông dễ bán tại các thành phố lớn, thì giờ đây phải chuyển sang bán tất cả phân khúc mà thị trường có, nhất là căn hộ cao cấp, BĐS nghỉ dưỡng, dự án ở xa… Kể cả việc chuyển sang môi giới cho thuê căn hộ cao cấp, văn phòng để nuôi bộ máy”, ông Vũ chia sẻ.

Đồng quan điểm, ông Huỳnh Ngọc Châu - Tổng Giám đốc CTCP Đầu tư Kinh doanh Địa ốc Á Châu cho rằng, nguồn cung sản phẩm có thể còn khan hiếm kéo dài trong năm 2020 vì vậy, để tồn tại các công ty môi giới phải cơ cấu lại tổ chức, thay đổi chính sách kinh doanh. Theo ông Châu để tồn tại nhiều công ty hiện nay đã phải dịch chuyển đến 50% nhân sự, chuyển một số nhân viên sang hình thức cộng tác viên để giảm chi phí.

Nguyên Vũ

Bình luận

Nổi bật

Tài khoản tiết kiệm tiền tỷ “bốc hơi', lỗ hổng từ nhân viên ngân hàng

Tài khoản tiết kiệm tiền tỷ “bốc hơi', lỗ hổng từ nhân viên ngân hàng

sự kiện🞄Thứ sáu, 29/03/2024, 07:59

(CL&CS) - Việc liên tiếp khách hàng phản ánh tài khoản tiết kiệm bỗng dưng “bốc hơi” hàng chục tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) đang gây xôn xao dư luận, nhất là khi vụ việc có dấu hiệu lừa đảo từ chính nhân viên ngân hàng.

Thị trường BĐS quý đầu năm 2024 có dấu hiệu khởi sắc

Thị trường BĐS quý đầu năm 2024 có dấu hiệu khởi sắc

sự kiện🞄Thứ năm, 28/03/2024, 15:35

Nhìn tổng quan thị trường bất động sản quý I đầu năm nay đã có tín hiệu khởi sắc khi hàng loạt động thái trợ lực giúp thị trường bất động sản khởi sắc như chính sách ưu đãi, lãi suất ngân hàng giảm, cùng với đó, thị trường cũng ghi nhận sự tái khởi động của hàng loạt dự án cũ và nhiều chủ đầu tư rốt ráo “bung hàng.”

Doanh nghiệp bất động sản đã “bớt khổ” nhưng vẫn “còn khó”?

Doanh nghiệp bất động sản đã “bớt khổ” nhưng vẫn “còn khó”?

sự kiện🞄Thứ năm, 28/03/2024, 15:34

Đã hết quý I/2024 nhưng những khó khăn mà doanh nghiệp bất động sản đang phải đối mặt là vẫn còn, trong đó dòng tiền vẫn là vấn đề đâu đầu với doanh nghiệp bất động sản. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, thách thức cũng đồng nghĩa với việc sẽ mở ra cơ hội cho những doanh nghiệp thực sự có tiềm lực khi trải qua giai đoạn khó khăn này.