Dữ liệu cũ
Thứ năm, 09/04/2015, 16:00 PM

Thí điểm xã hội hoá hoạt động quản lý, khai thác cảng hàng không sân bay ở Việt Nam

(NTD) - Những đánh giá của các chuyên gia được đưa ra tại hội thảo "Xã hội hóa hoạt động quản lý, khai thác cảng hàng không sân bay ở Việt Nam" được tổ chức vào ngày 8/4, tại Hà Nội. Hội thảo do Cục Hàng không Việt Nam phối hợp với Báo Lao động tổ chức.

Cuộc hội thảo được tổ chức trong bối cảnh thời gian này xuất hiện một loạt các nhà đầu tư, các hãng hàng không muốn được mua quyền khai thác các sân bay.

Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ GTVT Phạm Quý Tiêu cho biết, hiện Bộ GTVT đang chuẩn bị cơ sở pháp lý để tiến hành nhượng quyền khai thác hạ tầng một số cảng hàng không như Nhà ga T1, sảnh E sân bay Nội Bài, sân bay Phú Quốc.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề liên quan đến thực hiện chủ trương này, trong đó có việc mua lại quyền khai thác nhà ga và tiến tới là các dịch vụ khác... cần được làm rõ.

Hội thảo xã hội hóa quản lý bến xe nguoitieudung.c

Quang cảnh buổi hội thảo

Tham luận tại hội thảo, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Lại Xuân Thanh điểm lại quá trình phát triển của thị trường vận tải hàng không Việt Nam. Theo đó, thị trường hàng không Việt Nam luôn đạt mức tăng trưởng cao, với tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2001-2014 là 14,5% về hành khách và 15,3% về hàng hóa. Theo đánh giá của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), thị trường hàng không Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về tốc độ tăng trưởng.

Hiện nay, tại Việt Nam có 4 hãng hàng không gồm Vietnam Airlines (VN), Jetstar Pacific Airlines (BL), VietJet Air (VJ) và VASCO, khai thác 111 tàu bay, 56 đường bay quốc tế, 46 đường bay nội địa.

Liên quan tới thực trạng và nhu cầu xã hội hoá đầu tư kết cấu hạ tầng CHKSB, ông Thanh cho biết, trong giai đoạn 2001-2014, ngành hàng không đã thực hiện việc đầu tư xây dựng trên tất cả các lĩnh vực kết cấu hạ tầng CHKSB, bảo đảm hoạt động bay, đầu tư đội tàu bay cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành. Tuy nhiên, phần vốn đầu tư từ NSNN và TPCP chỉ chiếm 5% tổng vốn đầu tư toàn ngành, còn lại 95% là nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách và nguồn vốn tư nhân chỉ chiếm 4%.

Giai đoạn 2015-2020, tổng nhu cầu vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng hàng không là 230.215 tỷ đồng. Trong khi nguồn vốn từ ngân sách nhà nước rất khó khăn, quỹ đầu tư của các doanh nghiệp cũng chỉ đáp ứng một phần nhu cầu thực tế, vì vậy để khai thác được các nguồn vốn đầu tư khác trong xã hội thì việc xã hội hóa đầu tư và khai thác để kêu gọi các nguồn vốn khu vực tư nhân (trong và ngoài nước) là một nhu cầu cấp thiết.

Đến thời điểm hiện nay, hành lang pháp lý cho việc xã hội hóa đầu tư kết cấu hạ tầng CHKSB cơ bản đã được quy định trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, một số cơ chế để thực hiện cần tiếp tục được hoàn thiện, đảm bảo thu hút được nhà đầu tư, hài hòa lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng.

Về góc độ là chủ đầu tư kiêm nhà khai thác các CHK-SB hiện nay, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) - nêu nguyên tắc: Nhà đầu tư phải thực hiện kế hoạch đầu tư, nâng cấp kết cấu hạ tầng đang quản lý phù hợp với quy hoạch được duyệt, tham gia vào đảm bảo an ninh quốc phòng khi có yêu cầu của Nhà Nước.

Ngoài năng lực tài chính, nhà đầu tư phải có năng lực vận hành khai thác sân bay hoặc phải có hợp đồng thuê các tổ chức chuyên nghiệp đủ năng lực để thực hiện, việc vận hành khai thác phải đảm bảo tất cả các hãng hàng không được tiếp cận và cung cấp dịch vụ một cách công bằng. Việc lựa chọn nhà đầu tư đảm bảo minh bạch, đảm bảo lợi ích hài hòa giữa Nhà Nước, Nhà đầu tư và người sử dụng, không gây thất thoát tài sản của Nhà Nước.

Theo ông Trương Văn Phước, Phó Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia cho biết, cá nhân ông hết sức ủng hộ việc bán, nhượng quyền khai thác sân bay.

Hiện tại, có chủ trương ưu tiên nhượng quyền cho doanh nghiệp trong nước, nhưng về lâu dài có thể phải tiến tới việc cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia. Điều quan trọng là phải bàn bạc tìm ra hướng đi tối ưu nhất và đảm bảo việc bán, nhượng quyền sân bay này được thực hiện công khai, minh bạch.

Tiến sỹ Lương Hoài Nam (chuyên gia trong lĩnh vực hàng không) đưa ra một số kiến nghị như xây dựng nghị định, trình tự, thủ tục mở đóng sân bay trên tinh thần cởi mở thông thoáng, khuyến khích đầu tư, phát triển hệ thống sân bay quốc gia bằng vốn xã hội hóa. Quy định chi tiết điều kiện, trình tự, thủ tục thuê quản lý, cho thuê, nhượng quyền, bán sân bay địa phương và một số hạng mục công trình phục vụ của sân bay Trung ương đồng thời ban hành cơ chế, chính sách, kiểm soát hữu hiệu giá, phí độc quyền khi xã hội hóa cảng hàng không, sân bay.

Mọi thông tin về Xã hội, xin mời xem thêm tại đây.

Nguyễn Trâm

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.