Techcombank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế giảm 14% so với cùng kỳ

(CL&CS) - Năm 2023, Techcombank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 22.000 tỷ đồng, giảm 14% so với năm trước.

Trong năm nay, TCB tiếp tục không có kế hoạch chia cổ tức, lợi nhuận được giữ lại nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Trong năm nay, TCB tiếp tục không có kế hoạch chia cổ tức, lợi nhuận được giữ lại nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Sáng 22/4, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank - mã: TCB) tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 với nhiều vấn đề quan trọng được trình tới các cổ đông.

Năm 2023, Techcombank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 22.000 tỷ đồng, giảm 14% so với năm trước. Dư nợ tín dụng dự kiến đạt hơn 511.200 tỷ đồng, tăng 15% hoặc cao hơn trong mức Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho phép. Huy động vốn phù hợp với tăng trưởng tín dụng thực tế nhằm tối ưu hóa nguồn huy động. Tỷ lệ nợ xấu dự kiến thấp hơn 1,5%.

Nói về kế hoạch này, Chủ tịch TCB Hồ Hùng Anh chia sẻ: “Kế hoạch năm nay chúng tôi đã có nhiều phương án 28.000 tỷ, 22.000 tỷ và có thể thấp hơn. Chúng tôi đã lựa chọn phương án tương đối thận trọng nhất. Nếu thị trường phục hồi chúng tôi tin rằng kết quả sẽ tốt hơn. Trong giai đoạn khó khăn thì thận trọng vẫn tốt hơn”.

Tổng Giám đốc Jens Lottner cho rằng do tăng trưởng tín dụng đang được kiểm soát bởi NHNN, nên vào thời điểm này sẽ còn là khá sớm để nhận định năm nay sẽ là năm như thế nào với Techcombank. Chiến lược của ngân hàng vẫn không thay đổi, tập trung vào phân khúc bán lẻ và cho vay bất động sản, tập trung phát triển mảng số hoá.

Tổng Giám đốc Jens Lottner cho biết trong năm ngoái Techcombank đã tập trung nhiều vào bán lẻ và không tập trung nhiều từ mảng doanh nghiệp lớn. Trong thời gian tới ngân hàng sẽ có những dịch chuyển để có thể kiểm soát rủi ro tốt hơn từ bất động sản.

"Chúng tôi hy vọng kinh tế Việt Nam sẽ có khởi sắc từ quý 2 hoặc nửa cuối năm trở đi", ông nói.

Trong năm nay, ngân hàng tiếp tục không có kế hoạch chia cổ tức, lợi nhuận được giữ lại nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 

Chủ tịch Hồ Hùng Anh cho biết, cổ tức có 2 phần, là chia cổ tức tiền mặt và bằng cổ phiếu. Năm 2017, Techcombank đã thực hiện chia cổ tức bằng cổ phiếu tới 200%. Tôi cho rằng chỉ nên thực hiện khi có những đòi hỏi về góc độ cải thiện các chỉ số. Năm nay chúng ta cũng đã bổ sung hơn 32 nghìn tỷ vào quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, khi cần thiết sẽ điều chỉnh tăng vốn. Về cổ tức tiền mặt, còn phụ thuộc vào chỉ số an toàn vốn, mức độ đầu tư phát triển của ngân hàng. Quan trọng là làm sao đảm bảo quyền lợi dài hạn cho cổ đông, đảm bảo cho ngân hàng hoạt động hiệu quả.

Chủ tịch TCB cũng cho rằng: "Giá cổ phiếu hiện tại là vấn đề rất đáng quan tâm nhưng tôi quan tâm nhiều hơn giá trị của tổ chức. Nếu bảo rằng tôi đánh giá như thế nào, tôi tin rằng giá trị của TCB có thể tăng gấp 5 gấp 10 bây giờ. Đầu tư ngắn hạn để trading không phải sở trường của tôi".

Đối với việc mua cổ phiếu quỹ, HĐQT đã có ý định, nhưng vừa qua khi làm việc với Bộ Tài chính, NHNN thì hiện nay chưa có quy định hướng dẫn, mà đang hoàn thiện. Nên chúng ta đợi thông tin hướng dẫn chính thức, sẽ xem xét tiếp.

Techcombank dự kiến trích 32.676 tỷ đồng cho quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ. Việc trích quỹ này nhằm phục vụ phương án tăng vốn điều lệ theo quyết định của ĐHĐCĐ vào thời điểm thích hợp. Bên cạnh đó, ngân hàng sẽ trích 1.791 tỷ cho quỹ dự phòng tài chính và 38 tỷ đồng cho quỹ phúc lợi.

Sau khi trích lập các quỹ, lợi nhuận có thể phân phối của Techcombank là hơn 23.538 tỷ đồng.

Techcombank dự kiến phát hành cổ phần theo Chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) của Ngân hàng năm 2023. Cụ thể, Techcombank sẽ phát hành thêm gần 5,3 triệu cp ESOP, tỷ lệ 0,1499%, giá phát hành 10.000 đồng/cp. Dự kiến sau phát hành, vốn điều lệ của TCB được nâng từ 35,172 tỷ đồng lên 35,225 tỷ đồng.

Thời gian phát hành sau khi được NHNN và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận, dự kiến trong năm 2023. Tổng số tiền thu được sau khi phát hành dự kiến được sử dụng để bổ sung vốn hoạt động của Techcombank.

Minh Vân

Bình luận

Nổi bật

Phạm Hồng Hải, cựu CEO HSBC Việt Nam giữ chức Quyền Tổng Giám đốc OCB từ 6/5/2024

Phạm Hồng Hải, cựu CEO HSBC Việt Nam giữ chức Quyền Tổng Giám đốc OCB từ 6/5/2024

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 20:23

(CL&CS) - HĐQT của Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vừa bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải (sinh 1974) giữ chức Quyền Tổng Giám đốc OCB với thời hạn 12 tháng kể từ 6/5/2024.

Phát triển thị trường tài chính xanh hài hòa tạo điều kiện cho phát triển bền vững

Phát triển thị trường tài chính xanh hài hòa tạo điều kiện cho phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 15:38

(CL&CS) - Tài chính xanh là kênh dẫn vốn quan trọng giúp doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững. Trong các mục tiêu phát triển bền vững, nhiều quốc gia bắt đầu thực hiện các chiến lược phát triển mới tập trung vào tăng trưởng xanh.

Quý 1/2024, nhân sự ngành ngân hàng giảm 1.437 người

Quý 1/2024, nhân sự ngành ngân hàng giảm 1.437 người

sự kiện🞄Thứ tư, 01/05/2024, 15:34

(CL&CS) - Trong quý 1 vừa qua, lần đầu tiên 27 ngân hàng niêm yết đã cắt giảm nhân sự với số lượng lên đến 1.437 người. Trong đó, 20/27 ngân hàng mẹ đã cắt giảm nhân sự.