HĐQT, BKS Techcombank chỉ nhận thù lao cố định 38,8 tỷ đồng, không nhận thù lao thành tích

(CL&CS) - Hiện nay, HĐQT và BKS Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) không nhận thù lao thành tích dù lợi nhuận đạt tỷ USD. Kế hoạch năm 2023, thù lao cố định là 38,8 tỷ đồng dành cho 11 người.

Trong các ngân hàng có lợi nhuận trước thuế trên 20.000 tỷ đồng, thù lao dành cho HĐQT, BKS tại Techcombank thuộc hàng thấp nhất.

Trong các ngân hàng có lợi nhuận trước thuế trên 20.000 tỷ đồng, thù lao dành cho HĐQT, BKS tại Techcombank thuộc hàng thấp nhất.

Hiện nay, HĐQT Techcombank có 8 thành viên với ông Hồ Hùng Anh giữ chức Chủ tịch, ông Nguyễn Đăng Quang giữ chức Phó Chủ tịch thứ nhất. Ông Nguyễn Thiều Quang, ông Nguyễn Cảnh Sơn, ông Hồ Anh Ngọc đều giữ chức Phó Chủ tịch. Ông Lee Boon Huat, Saurabh Narayan Agarwal là thành viên và ông Nguyễn Nhân Nghĩa là thành viên độc lập.

BKS do ông Hoàng Huy Trung giữ chức Trưởng ban; bà Bùi Hồng Trang và ông Mag Rec Soc Oec Romauch Hannes giữ chức thành viên.

Kế hoạch thù lao năm 2023 cho HĐQT, BKS của Techcombank gồm 11 người sẽ ở mức 38,8 tỷ đồng, bình quân 294 triệu đồng/người/tháng. Bên cạnh đó, Techcombank còn dành 7,7 tỷ đồng chi phí hoạt động, các chi phí khác (phụ cấp y tế, hỗ trợ bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm trách nhiệm) cho HĐQT, BKS.

So với các ngân hàng tư nhân có kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2023 trên 20.000 tỷ đồng như ACB, VPBank, MB thì thù lao tại Techcombank khá thấp. Đơn cử như thù lao và ngân sách hoạt động của HĐQT, BKS tại ACB ở mức 0,6% lợi nhuận sau thuế. Dự kiến lợi nhuận sau thuế năm 2023 là 16.046 tỷ đồng thì thù lao và ngân sách hoạt động sẽ ở mức 96,28 tỷ đồng.

Tại MB, thù lao và ngân sách hoạt động của HĐQT, BKS năm 2023 tối đa 1,2% lợi nhuận sau thuế theo báo cáo tài chính riêng lẻ năm 2023, tương đương tối đa 225 tỷ đồng. Tại VPBank, thù lao và ngân sách hoạt động của HĐQT, BKS năm 2023 bằng 0,5% lợi nhuận trước thuế hợp nhất, dự kiến là 120 tỷ đồng.

Năm 2022, lợi nhuận hơn tỷ USD

Lợi nhuận của ngành hàng tăng trưởng mạnh trong năm vừa qua và Techcombank không là ngoại lệ. Ngân hàng này đã gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận trước thuế vượt con số tỷ USD với 25.568 tỷ đồng, tăng 10% so cùng kỳ năm trước (YoY) nhờ đóng góp tích tực từ thu nhập lãi thuần và thu nhập từ phí, bù đắp một phần cho những khó khăn ở hoạt động kinh doanh mua bán chứng khoán hay ngoại hối (do lợi suất trái phiếu chính phủ và chi phí hoán đổi cao) và dịch vụ ngân hàng đầu tư (thị trường cổ phiếu, trái phiếu không thuận lợi). Tuy vậy, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận năm 2022 đã giảm khá mạnh so với năm 2021 khi đạt 47,1% YoY.

Tính đến cuối năm 2022, Techcombank đạt 699.033 tỷ đồng tổng tài sản, tăng 22,9% so với đầu năm; huy động từ khách hàng (bao gồm chứng chỉ tiền gửi cho khách hàng cá nhân) đạt 374.630 tỷ đồng, tăng 12,8%; dư nợ tín dụng đạt 444.606 tỷ đồng, tăng 14,5%. Tỷ lệ nợ xấu ở mức 0,72%, tăng 6,1 bps.

Techcombank cho biết trong năm 2022, cấu trúc tài sản của ngân hàng hầu như không thay đổi nhưng danh mục tín dụng đã dần dịch chuyển từ khách hàng doanh nghiệp lớn sang khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ, theo đúng mục tiêu chiến lược đề ra của ngân hàng. Gần 50% tài sản tín dụng thuộc phân khúc bán lẻ, là phân khúc tiếp xúc với toàn bộ các động của nền kinh tế và có đặc thù đa dạng hơn trong nguồn thu nhập sử dụng để thanh toán các khoản vay.

Tổng vốn chủ sở hữu tăng 21,9% so với năm 2021, đạt 113.425 tỷ đồng, tương đương giá trị sổ sách đạt 31.300 đồng/cổ phiếu và hiện nay cổ phiếu TCB của Techcombank đang giao dịch có tỷ số P/B dưới 1 khi giá TCB chỉ 29.450 đồng/cổ phiếu.

Empty
Empty

Năm 2023 - kế hoạch lợi nhuận giảm 14%

Dựa trên những thành quả đạt được trong những năm qua, Techcombank sẽ tiếp tục đặt khách hàng làm trọng tâm và cung cấp cho khách hàng các giải pháp tài chính toàn diện một cách có trách nhiệm trong năm 2023.

Trong hai năm qua, Techcombank tập trung xây dựng các khả năng nền tảng, xây dựng và nâng cấp năng lực dữ liệu tiên tiến, vượt trội trong toàn ngân hàng. Nhờ vậy, Techcombank đã sẵn sàng chuyển mình. Tận dụng các nền tảng thế hệ mới và dữ liệu để cung cấp các dịch vụ và giải pháp hàng đầu - đem lại giá trị khách hàng độc đáo và khác biệt nhờ sức mạnh của 3 trụ cột kỹ thuật số, dữ liệu và nhân tài.

Những năng lực mới này sẽ giúp ngân hàng đạt được mục tiêu quan trọng nhất – tăng số dư CASA, tăng thu nhập từ phí thông qua các mô hình kinh doanh được cải tiến và đa dạng hóa danh mục tín dụng. Song song đó, Techcombank tiếp tục tập trung tối ưu hóa nguồn vốn, đảm bảo an toàn và hiệu quả cao trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều rủi ro bất định.

Techcombank tiếp tục đẩy mạnh mở rộng tập khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ trong phạm vi khẩu vị rủi ro tín dụng của ngân hàng. Ví dụ, Techcombank đang tiến tới cung cấp sản phẩm thấu chi đơn giản cho các khách hàng phù hợp với khung quản trị rủi ro đề ra. Ngoài ra, tiếp nối thành công năm 2022, khối ngân hàng doanh nghiệp sẽ tiếp tục đẩy mạnh triển khai một loạt chương trình, sản phẩm trong chiến lược đưa Techcombank thành ngân hàng giao dịch chính (main operating account) của khách hàng.

Kế hoạch các chỉ tiêu tài chính quan trọng cho năm 2023 của Techcombank là huy động vốn phù hợp với tăng trưởng tín dụng thực tế nhằm tối ưu hóa nguồn huy động. Dư nợ tín dụng đạt 511.297 tỷ đồng (tăng trưởng 15% hoặc cao hơn theo chỉ tiêu được Ngân hàng Nhà nước cấp); nợ xấu thấp hơn 1,5%. Đáng chú ý là lợi nhuận sau thuế ở mức 22.000 tỷ đồng, giảm 14% YoY.

Nói không với cổ tức

Mặc dù lợi nhuận năm 2022 cao kỷ lục nhất trong lịch sử và lợi nhuận chưa phân phối lên đến 64.483 tỷ đồng, tương đương 18.333 đồng/cổ phiếu nhưng Techcombank vẫn nói không với việc chia cổ tức cho cổ đông trong nhiều năm qua dưới bất kỳ hình thức tiền mặt hay bằng cổ phiếu.

Nguyễn Như

Bình luận

Nổi bật

Ông Nguyễn Cảnh Anh được bầu làm Chủ tịch HĐQT Eximbank

Ông Nguyễn Cảnh Anh được bầu làm Chủ tịch HĐQT Eximbank

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 15:26

(CL&CS) - Ngày 26/4, HĐQT Eximbank đã thông qua nghị quyết chính thức bầu ông Nguyễn Cảnh Anh, thành viên HĐQT giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ VII (2020-2025) thay cho bà Đỗ Hà Phương.

NCB ghi nhận tín hiệu kinh doanh tích cực trong quý I/2024

NCB ghi nhận tín hiệu kinh doanh tích cực trong quý I/2024

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 08:50

(CL&CS) - Kết thúc quý I/2024, hoạt động kinh doanh chính của NCB có nhiều tín hiệu tích cực, huy động vốn và cho vay khách hàng tăng trưởng khả quan cho thấy niềm tin của khách hàng vào NCB ngày một tăng.

Năm 2024: Sacombank đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 23:12

(CL&CS) - Ngày 26/4/2024, Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của Sacombank đã thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.