Thứ hai, 04/11/2024, 16:03 PM

TCVN 8685-41:2023 về quy trình kiểm nghiệm vắc xin phòng bệnh viêm khớp do avian reovirrus ở gà

(CL&CS) - Bệnh viêm khớp do avian reovirrus ở gà gây ra không ít thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi. Do đó quy trình kiểm nghiệm vắc xin phòng bệnh theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8685-41:2023 là cần thiết để hạn chế tối đa bệnh.

Nguy hại khi gà bị viêm khớp do nhiễm avian reovirrus

Viêm khớp do vi-rút là thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng viêm ảnh hưởng đến các khớp chân và/hoặc gân ở các loài gia cầm nói chung và ở gà nói riêng là do nhiễm avian reovirrus. Viêm khớp xảy ra ở hầu hết các giống gà, từ gà lông màu, lông trắng đến gà đẻ trứng, đặc biệt bùng phát mạnh trên gà lông màu thả vườn. 

Trong những trường hợp biểu hiện lâm sàng gà có vẻ khập khiễng và có thể bị đứt gân, bỏ ăn, sốt cao, què rồi chết. Nếu không chữa trị kịp thời, tỉ lệ chết rất cao, còn bình thường nếu mắc phải bệnh viêm khớp tỷ lệ chết cũng lên tới 15 – 20%.

Reovirus có mặt ở khắp nơi trong gia cầm thương mại trên toàn thế giới. Nhiều loại reovirus có thể được tìm thấy trong đường hô hấp và/hoặc đường tiêu hóa của các loài gia cầm không có triệu chứng và dường như không gây bệnh. Bản chất của bệnh và các dấu hiệu lâm sàng liên quan đến viêm khớp do vi-rút phụ thuộc vào loại gia cầm (gà thịt, gà giống, gà tây), độ tuổi của gia cầm, tình trạng miễn dịch, kiểu bệnh của vi-rút và con đường tiếp xúc.

1

Bệnh viêm khớp do reovirus ở gà gây thiệt hại lớn về kinh tế nếu không kịp thời phòng bệnh. Ảnh minh họa

Sự lây truyền của avian reovirrus xảy ra theo chiều dọc và chiều ngang. Nhiễm trùng sau khi tiếp xúc qua đường miệng cho phép vi-rút xâm nhập qua các tế bào biểu mô ruột. Nếu xảy ra tình trạng nhiễm virus huyết, vi-rút có thể lây lan đến nhiều vị trí như tim, gan, ruột và gân. Kết quả của việc tiếp xúc và nhiễm trùng sẽ phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng miễn dịch, kiểu bệnh của vi-rút và đường tiếp xúc. 

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực chăn nuôi – thú y, nguyên nhân khiến bệnh viêm khớp bùng phát tại nước ta rất có thể đến từ gà nhập lậu biên giới Trung Quốc. Bởi hệ thống thú y quốc tế có nhiều tài liệu ghi nhận tại Trung Quốc bùng phát dịch bệnh viêm khớp trên gia cầm. Thêm nữa là do việc quản lý, kiểm soát chất lượng nguồn giống cũng như hoạt động tiêu thụ buôn bán gia cầm chưa bài bản, quy củ khi vẫn để gà lậu tràn vào nội địa, cộng chủ trương loại bỏ kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi khiến bệnh viêm khớp có điều kiện thuận lợi bùng phát. 

Để hạn chế mầm bệnh thì việc sử dụng vắc xin nhược độc cho gà là cần thiết và là phương pháp phòng bệnh hiệu quả. Tuy nhiên để đạt hiệu quả cao thì trước khi sử dụng vắc xin cần phải có quy trình kiểm nghiệm vắc xin phòng bệnh viêm khớp do avian reovirrus ở gà theo tiêu chuẩn.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8685-41:2023

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8685-41:2023 về quy trình kiểm nghiệm vắc xin phòng bệnh viêm khớp do avian reovirrus ở gà do Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Về nguyên tắc vắc xin được kiểm tra các chỉ tiêu cảm quan, độ vô trùng, độ vô hoạt, độ thuần khiết bằng các phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm, các chỉ tiêu an toàn và hiệu lực được đánh giá trên động vật thí nghiệm. Vật liệu thử và thuốc thử gà 1 tuần tuổi, gà khỏe mạnh, không có kháng thể kháng ARV. Gà 3-4 tuần tuổi, gà khỏe mạnh, không có kháng thể kháng ARV. Trứng gà có phôi 5 ngày tuổi đến 6 ngày tuổi, được lấy từ đàn gà âm tính kháng thể ARV. Trứng gà có phôi 10 ngày tuổi đến 11 ngày tuổi, được lấy từ đàn gà âm tính kháng thể ARV.

Cần sử dụng nước muối sinh lý vô trùng (dung dịch NaCl 0,9 %). Kháng huyết thanh ARV có hiệu giá trung hòa 1/512. Kit ELISA kiểm tra kháng thể kháng ARV. Nên sử dụng các thiết bị, dụng cụ của phòng thí nghiệm thông thường như đèn soi trứng, tủ ấp trứng duy trì nhiệt độ 37 °C ± 0,5 °C. Cốc có mỏ, dung tích 100 ml, 200 ml, đĩa vô trùng...

Về kiểm tra cảm quan đối với vắc xin vô hoạt nên lắc nhẹ lọ vắc xin và quan sát độ đồng đều của hỗn dịch bằng mắt thường. Vắc xin có kết quả kiểm tra cảm quan đạt yêu cầu khi hỗn dịch đồng đều, không đông vón, không lắng cặn.

Đối với vắc xin nhược độc nên quan sát hình dạng viên vắc xin và độ đồng đều của hỗn dịch sau khi hoàn nguyên với nước muối sinh lý vô trùng bằng mắt thường. Vắc xin có kết quả kiểm tra cảm quan đạt yêu cầu khi có dạng viên xốp, rời khỏi thành lọ, hỗn dịch sau khi hoàn nguyên đồng nhất, không đông vón, không lắng cặn.

Kiểm tra độ vô trùng bằng cách kiểm tra tạp nhiễm vi khuẩn, tạp nhiễm nấm mốc, tạp nhiễm Mycoplasma và tạp nhiễm Salmonella theo quy định tại của TCVN 8684:2022. Vắc xin có kết quả kiểm tra độ vô trùng đạt yêu cầu khi không có bất cứ tạp khuẩn, nấm mốc, Mycoplasma và Salmonella nào mọc trên môi trường kiểm tra trong thời gian theo dõi.

Kiểm tra độ vô hoạt, vắc xin có kết quả kiểm tra độ vô hoạt đạt yêu cầu khi trứng gà có phôi sống sau tiêm 48 h và không có bệnh tích của bệnh ARV tại thời điểm 5 ngày sau tiêm.

Vắc xin có kết quả kiểm tra độ thuần khiết đạt yêu cầu khi trứng gà có phôi sống sau tiêm 48 h, không có bệnh tích của ARV tại thời điểm 7 ngày sau tiêm và nước trứng cho kết quả âm tính trong phản ứng ngưng kết hồng cầu gà. Vắc xin có kết quả kiểm tra độ an toàn đạt yêu cầu khi tất cả gà sống khỏe và không có bất kỳ dấu hiệu phản ứng bất lợi nào. Về vắc xin nhược độc có kết quả kiểm tra độ an toàn đạt yêu cầu khi tất cả gà sống khỏe và không có bất kỳ dấu hiệu phản ứng bất lợi nào.

Vắc xin đạt yêu cầu kiểm nghiệm khi đáp ứng được tất cả các yêu cầu về cảm quan, độ vô trùng, độ vô hoạt, độ an toàn và hiệu lực theo quy định. Đối với vắc xin nhược độc vắc xin đạt yêu cầu kiểm nghiệm khi đáp ứng được tất cả các yêu cầu về cảm quan, độ vô trùng, độ thuần khiết, độ an toàn và hiệu lực theo quy định.

Sau khi thử nghiệm xong việc báo cáo kết quả kiểm nghiệm phải nêu rõ các thông tin: Mọi thông tin cần thiết về nhận biết đầy đủ về mẫu thử; Phương pháp lấy mẫu đã sử dụng, nếu biết; Phương pháp thử đã sử dụng, viện dẫn tiêu chuẩn này; Tất cả các điều kiện thao tác không quy định trong tiêu chuẩn này, hoặc được xem là tùy ý, cùng với mọi tình huống bất thường có thể ảnh hưởng đến kết quả; Kết quả kiểm nghiệm thu được.

ĐỂ BIẾT THÊM NỘI DUNG TOÀN VĂN CỦA TIÊU CHUẨN TCVN 8685-41:2023

VUI LÒNG LIÊN HỆ:

Trung tâm Thông tin – Truyền thông Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Đ/c: Số 8, đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội

Điện thoại: (024) 37562608/ 37564268

Email: ismq@tcvn.gov.vn

Theo VietQ.vn

Bình luận

Nổi bật

TCVN 8685-41:2023 về quy trình kiểm nghiệm vắc xin phòng bệnh viêm khớp do avian reovirrus ở gà

TCVN 8685-41:2023 về quy trình kiểm nghiệm vắc xin phòng bệnh viêm khớp do avian reovirrus ở gà

sự kiện🞄Thứ hai, 04/11/2024, 16:03

(CL&CS) - Bệnh viêm khớp do avian reovirrus ở gà gây ra không ít thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi. Do đó quy trình kiểm nghiệm vắc xin phòng bệnh theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8685-41:2023 là cần thiết để hạn chế tối đa bệnh.

TCVN 13706:2023 phân hạng theo mức chênh lệch độ ẩm của gỗ sấy

TCVN 13706:2023 phân hạng theo mức chênh lệch độ ẩm của gỗ sấy

sự kiện🞄Thứ hai, 04/11/2024, 15:28

(CL&CS) - Trong ngành chế biến gỗ, việc phân hạng theo mức chênh lệch độ ẩm của quá trình sấy gỗ theo TCVN 13706:2023 đóng vai trò quan trọng giúp nâng cao chất lượng và độ bền sản phẩm gỗ.

TCVN 13980:2024 yêu cầu kích thước cần câu tay cá ngừ đại dương

TCVN 13980:2024 yêu cầu kích thước cần câu tay cá ngừ đại dương

sự kiện🞄Thứ hai, 04/11/2024, 08:51

(CL&CS) - Nghề đánh bắt cá ngừ đại dương mang lại nhiều giá trị kinh tế cho ngư dân. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả và năng suất thì việc sử dụng thiết bị đánh bắt như cần câu đảm bảo chất lượng theo TCVN 13980:2024 vô cùng quan trọng.