Tập trung cấp tín dụng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực ưu tiên
(CL&CS)- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có văn bản số 9064/NHNN-TD gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu nghiêm túc triển khai thực hiện một số nội dung về công tác tín dụng, lãi suất trong thời gian tới.
Văn bản nêu rõ, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, căn cứ diễn biến của thị trường và tình hình tăng trưởng tín dụng, lãi suất của hệ thống tổ chức tín dụng trong thời gian gần đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện một số nội dung sau:
Trên cơ sở chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng NHNN đã thông báo, tổ chức tín dụng chủ động cân đối nguồn vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tín dụng đối với nền kinh tế, hạn chế tối đa rủi ro kỳ hạn. Tập trung cấp tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao); các động lực tăng trưởng kinh tế theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu); xây dựng khu công nghiệp; cho vay đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân; các dự án bất động sản nhà ở sắp hoàn thành xây dựng và bàn giao, có khả năng trả nợ vay đầy đủ và đúng hạn, đảm bảo tính pháp lý, có thanh khoản tốt, nhất là các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, các dự án nhà ở thương mại với giá phù hợp.

Tập trung cấp tín dụng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực ưu tiên
Kiểm soát chặt chẽ rủi ro tín dụng đối với hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như đầu tư, kinh doanh chứng khoán, lĩnh vực bất động sản, đặc biệt là cấp tín dụng với mục đích đầu tư, kinh doanh bất động sản, trong đó kiểm soát mức độ tập trung tín dụng vào một số khách hàng/nhóm khách hàng lớn, các dự án có quy mô lớn, phân khúc cao cấp...
NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng tiếp tục đẩy mạnh triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 của Chính phủ về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và Thông tư 03/2022/TT-NHNN ngày 20/5/2022 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn ngân hàng thương mại thực hiện hỗ trợ lãi suất theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP.
Thốn đốc NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng tiếp tục tiết giảm chi phí hoạt động, thủ tục hành chính, các khoản chi không cần thiết để có dư địa phấn đấu giảm lãi suất cho vay theo quy định tại Nghị quyết 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Ngân hàng nhà nước sẽ theo dõi các trường hợp tổ chức tín dụng tiếp tục tăng lãi suất và có biện pháp xử lý đối với các tổ chức tín dụng này
Trung Kiên
- ▪NHNN chỉ đạo ngành ngân hàng cấp tín dụng đối với doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu
- ▪Cơ chế cấp tín dụng góp phần ổn định thị trường tiền tệ
- ▪Bộ TN&MT đề xuất tiêu chí đối với dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh
- ▪Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc, cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế
Bình luận
Nổi bật
Công ty F88 niêm yết trên sàn chứng khoán
sự kiện🞄Thứ tư, 07/05/2025, 13:29
(CL&CS) - Ủy ban Chứng khóa Nhà nước vừa có công văn xác nhận Công ty Cổ phần Đầu tư F88 (F88) đã đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng theo quy định của Luật Chứng khoán.
ĐHĐCĐ ngành ngân hàng 2025: Vượt sóng ngược gió
sự kiện🞄Thứ hai, 05/05/2025, 14:50
(CL&CS) - SSI Research nhận định, các ngân hàng thương mại vẫn duy trì quan điểm thận trọng tại đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025 trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn và bất định.
Sẽ có một Eximbank mới về hình ảnh và vị thế
sự kiện🞄Thứ ba, 29/04/2025, 19:50
(CL&CS) - Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Hoàng Hải, Quyền Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) trong phần thảo luận, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của ngân hàng này diễn ra sáng 29/4, tại Hà Nội.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.