Tạo cơ hội phát triển hơn nữa cho văn hóa, du lịch của Thủ đô
(CL&CS) - Thời gian qua, Hà Nội đã và đang tập trung triển khai nhiều giải pháp nhằm quảng bá văn hóa, du lịch của Thủ đô. Việc thành lập các khu phát triển thương mại và văn hóa; trung tâm công nghiệp văn hóa sẽ phát huy được lợi thế, có thêm nhiều thuận lợi để Hà Nội phát triển các sản phẩm làng nghề. Hoạt động du lịch trên địa bàn được tổ chức bài bản hơn vừa góp phần quảng bá hình ảnh, vừa đem lại hiệu quả kinh tế.
Thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp văn hóa
Trong chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 1755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã đặt ra Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng trở thành 3 trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước.

Người dân trải nghiệm công đoạn lấy tơ tằm tại Hội chợ triển lãm trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Để hiện thực hóa chiến lược trên, Thành ủy Hà Nội ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU, Hà Nội là địa phương đầu tiên của cả nước có một nghị quyết chuyên đề về phát triển công nghiệp văn hóa.
Luật Thủ đô năm 2024 đã bổ sung nhiều điểm mới, tiến bộ; trong đó, đã dành riêng Điều 21 cho lĩnh vực văn hóa, thể thao. Đồng thời, ở Điều 39, 41, 43 có những chính sách đặc thù, ưu đãi cho lĩnh vực văn hoá.
Trong đó, điểm nổi trội là Luật Thủ đô năm 2024 quy định Hà Nội được xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và khu vực khác có lợi thế về vị trí không gian văn hóa. Đây cũng là quy định đặc thù nhằm thể chế hóa Nghị quyết số 15-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Quy định này sẽ tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp văn hóa mà Thủ đô có nhiều thế mạnh. Điều này thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô tiên phong phát triển công nghiệp văn hóa, nhằm thực hiện mục tiêu kép vừa gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa ngàn năm, vừa đưa công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Hiện nay, Sở Văn hóa và Thể thao đang phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố lấy ý kiến rộng rãi của người dân và cộng đồng về dự thảo Nghị quyết về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa; dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa.

Công đoạn dệt lụa tại làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông.
Trong quá trình lấy ý kiến, đa số người dân bày tỏ quan điểm về việc ban hành Nghị quyết là cần thiết. Nhiều người bày tỏ việc thành lập các khu phát triển thương mại và văn hóa, trung tâm công nghiệp văn hóa dự kiến sẽ mang lại nhiều tác động tích cực như tạo cơ chế huy động nguồn lực xã hội cho phát triển thương mại, văn hóa, du lịch; nâng cao cảnh quan, môi trường sống cho người dân; phát huy giá trị văn hóa, bảo tồn các ngành nghề truyền thống; tăng nguồn thu từ du lịch và các hoạt động thương mại; tạo thêm việc làm và thu nhập cho người dân,…
Tạo nhiều kỳ vọng phát triển cho làng nghề truyền thống
Là một trong những người say mê với nghề làm nón, bà Tạ Thu Hương, nghệ nhân nón lá làng Chuông (huyện Thanh Oai, Hà Nội) không chỉ “giữ hồn” giá trị văn hóa truyền thống của nón lá mà còn góp phần đưa nón làng Chuông tiếp tục vươn ra thế giới mang theo những nét đẹp của văn hóa Việt Nam. Mỗi năm cơ sở của gia đình nghệ nhân xuất khẩu vài chục nghìn sản phẩm nón lá sang nhiều nước ở khu vực Châu Âu, Châu Á.
Trong quá trình gìn giữ, phát triển nghề truyền thống bên cạnh những thuận lợi, nón làng Chuông nói chung, các nghệ nhân nói riêng đã trải qua một số khó khăn như nguồn vốn, mặt bằng sản xuất, kinh doanh, phát triển du lịch tại làng nghề đã xuất hiện nhưng đa phần phát triển theo hình thức nhỏ lẻ, thiếu liên kết nên hiệu quả mang lại chưa cao,…
Theo đó, dự thảo Nghị quyết về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa; khu phát triển thương mại và văn hóa mang đến nhiều kỳ vọng phát triển hơn nữa cho làng nghề truyền thống.
Chia sẻ về vấn đề này, bà Tạ Thu Hương cho biết: “Luật Thủ đô đã tạo cho Hà Nội những thuận lợi, những ưu thế để phát triển công nghiệp văn hóa. Đối với các nghệ nhân đang từng ngày giữ và phát triển làng nghề như chúng tôi, dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa và dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa thực sự đã mang đến một cánh cửa mới, hy vọng mới cho làng nghề. Qua đó tạo điều kiện cho làng nghề được phát triển vươn xa hơn nữa, tỏa sáng và tham gia sâu rộng hơn nữa vào lĩnh vực phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô và đất nước.
Với sự hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa cũng như khu phát triển thương mại và văn hóa sẽ kết nối được thật nhiều các di sản văn hóa của làng nghề nói chung và các nghệ nhân nói riêng để đông đảo người dân và du khách biết đến nét đẹp của di sản làng nghề truyền thống”.

Ông Đỗ Văn Hiển thiết kế mẫu hoa văn cho các sản phẩm lụa của làng dệt Vạn Phúc.
Những khó khăn về mặt bằng sản xuất, kinh doanh không chỉ là câu chuyện riêng của nón làng Chuông, đó cũng là câu chuyện mà nhiều nghệ nhân tại làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông đang băn khoăn.
Ông Đỗ Văn Hiển, nghệ nhân dệt lụa Vạn Phúc cho biết để phục vụ sự phát triển của làng nghề, bắt nhịp công nghệ mới, tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cao của khách trong nước và quốc tế, ông đang định hướng đầu tư hệ thống máy hiện đại hơn. Tuy nhiên nơi sản xuất, kinh doanh nghề dệt hiện tại gia đình đang thuê khu vực đất của Hợp tác xã, theo quy hoạch làng nghề khu vực này có thể lấy ra để phục vụ cho quy hoạch khác. Nếu đồng tư hàng trăm triệu đồng để sản xuất nhưng khi nơi sản xuất không còn, gia đình sẽ gặp khó khăn về thu hồi vốn đầu tư, điều đó khiến ông Hiển còn một số băn khoăn.
Khi tiếp cận được các thông tin trong dự thảo Nghị quyết về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa; dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa, ông Hiển bày tỏ sự phấn khởi: “Khi thành lập trung tâm công nghiệp văn hóa, các làng nghề, các nghệ nhân sẽ có không gian trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm văn hóa; tiếp cận được nhiều hơn nữa các hoạt động xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm văn hóa trong nước và nước ngoài.
Hiện tại làng nghề dệt Vạn Phúc đã phát triển du lịch làng nghề, hàng năm làng nghề đã đón số lượng lớn khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm các công đoạn, tuy nhiên mặt bằng sản xuất vẫn đang gặp khó khăn, chúng tôi rất mong chờ những chính sách để tạo điều kiện cho các hộ sản xuất, kinh doanh có mặt bằng sản xuất ổn định để yên tâm gắn bó, phát triển nghề truyền thống vươn tầm hơn nữa trên thị trường quốc tế”.
Theo Lao động thủ đô
Bình luận
Nổi bật
Tạo cơ hội phát triển hơn nữa cho văn hóa, du lịch của Thủ đô
sự kiện🞄Thứ năm, 10/04/2025, 18:06
(CL&CS) - Thời gian qua, Hà Nội đã và đang tập trung triển khai nhiều giải pháp nhằm quảng bá văn hóa, du lịch của Thủ đô. Việc thành lập các khu phát triển thương mại và văn hóa; trung tâm công nghiệp văn hóa sẽ phát huy được lợi thế, có thêm nhiều thuận lợi để Hà Nội phát triển các sản phẩm làng nghề. Hoạt động du lịch trên địa bàn được tổ chức bài bản hơn vừa góp phần quảng bá hình ảnh, vừa đem lại hiệu quả kinh tế.
Phát triển điểm đến xanh, nâng tầm du lịch Việt Nam
sự kiện🞄Thứ năm, 10/04/2025, 18:03
(CL&CS)- Quyết tâm đưa ngành du lịch Việt Nam chuyển mình mạnh mẽ theo hướng tăng trưởng xanh, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế sâu rộng.
Quảng Ninh đặt mục tiêu thu hơn 14.700 tỷ mùa du lịch hè năm 2025
sự kiện🞄Thứ năm, 03/04/2025, 10:26
(CL&CS) - Quảng Ninh đặt mục tiêu đón 5,3 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 14.720 tỉ đồng trong mùa du lịch hè năm 2025.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.