Tăng trưởng kinh tế năm 2015 có thể đạt 6,3%

(NTD) - Nền kinh tế sẽ tăng trưởng cao hơn trong năm 2015 nhờ vào hàng loạt yếu tố hỗ trợ từ giá hàng hoá thấp, lực đẩy từ các doanh nghiệp FDI và nhu cầu bên ngoài.

Mức gia tăng thêm phụ thuộc vào khả năng giữ quán tính hiện tại của nền kinh tế, đặc biệt là ngành chế biến chế tạo. Sức ì của nông nghiệp và dịch vụ là một trong nhiều lực cản và bộc lộ hạn chế của khu vực kinh tế trong nước.

Trong sự cân nhắc các yếu tố trên với kịch bản giá dầu trung bình cả năm khoảng 60 USD/thùng, tăng trưởng kinh tế năm 2015 dự báo đạt 6,3%. Giá hàng hoá cơ bản có khả năng duy trì xu hướng giảm cho đến hết năm 2015, nhưng giá dầu sẽ biến động rộng, gia tăng tính dễ biến động của tỉ lệ lạm phát. Lạm phát trung bình cả năm sẽ xấp xỉ 1% nếu không có những điều chỉnh giá trong dịch vụ công (y tế, giáo dục), thuế (bảo vệ môi trường) và phí (cầu đường). Do những điều chỉnh này, lạm phát có thể ở quanh mức 3% vào cuối năm. Giá dầu thấp và phục hồi chậm sẽ tăng thâm hụt ngân sách lớn so với kế hoạch.

91

GDP tăng cao, phải chăng chúng ta đang quá lạc quan?

Theo tính toán của VEPR, với các yếu tố khác không đổi, mức giảm thu ngân sách sẽ dao động từ 45 nghìn tỉ đồng với giá dầu thô 60 USD/thùng và 64 nghìn tỉ đồng với giá dầu trung bình 40USD/thùng. Do ảnh hưởng kích thích là khiêm tốn so với tổn thất trong ngắn hạn, thâm hụt ngân sách có thể tăng lên 6 đến 6,5% GDP. Tình thế này có thể buộc Chính phủ giảm chi đầu tư để kìm chế thâm hụt như năm 2014 (nhưng phải hy sinh tăng trưởng trung hạn) hoặc tăng xuất khẩu hàng thô sơ chế nhưng chấp nhận thiệt về giá (như dầu thô hay quặng kim loại) hoặc chấp nhận thâm hụt và tăng vay mượn, điều sẽ gây ảnh hưởng tới thị trường vốn.

Cán cân thương mại chuyển sang trạng thái thâm hụt nhưng cán cân tổng thể vẫn đạt thặng dư vừa phải nhờ sự bù đắp từ vốn đầu tư nước ngoài và kiều hối. Mức thặng dư sẽ khiêm tốn hơn, vào khoảng 4 tỉ USD, tương đương 1/3 thặng dư năm 2014. Do đó tỉ giá chưa gặp thêm sức ép bên ngoài xu hướng tăng giá của USD. Tỉ giá có thể tiến tới biên độ cho phép 2% và nếu có điều chỉnh sẽ được thực hiện vào quý IV năm 2015. Tín dụng tăng trưởng theo nhịp phục hồi của nhu cầu tín dụng DN và hiệu quả của quá trình xử lý nợ xấu, dự báo đạt 15% cả năm.

Tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô sẽ được cải thiện mạnh mẽ hơn nếu trong thời gian tới khắc phục được một số vấn đề sau: Khắc phục thiên tai và đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp nông thôn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của khu vực nông nghiệp; tăng cường hấp dẫn thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sau khi vốn đăng ký đã giảm mạnh trong quý I; đẩy mạnh xuất khẩu đồng thời kiểm soát nhập khẩu để phục hồi cân bằng cán cân thương mại, góp phần tích cực ổn định kinh tế vĩ mô.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng những thuận lợi của đầu  năm 2015 khó có thể duy  trì được ở mức cao trong cả năm. Một số khó khăn được nhận định vẫn là mối lo cho một số năm trước mắt như: Tổng cầu của nền kinh tế chưa phục hồi bền vững, tính bất ổn của nền kinh tế còn tiềm tàng, nhất là khu vực kinh tế tư nhân trong nước; tốc độ xuất khẩu tăng chậm lại, nhập khẩu đang có xu hướng tăng (đặc biệt là nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng tăng mạnh, ví dụ lượng ô tô nhập khẩu nguyên chiếc dưới 9 chỗ đạt 10.000 chiếc, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ) chỉ số phát triển công nghiệp tuy tăng khá nhưng chủ yếu do tác động của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài; cân đối ngân sách tiếp tục căng thẳng…

Nhập siêu quý I tăng vọt lên mức 1,8 tỉ USD, trái ngược hẳn con số xuất siêu 1 tỉ USD cùng kỳ năm 2014, chủ yếu do tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu chưa bằng một nửa so với con số tăng 14,1% của quý I/2014, trong khi kim ngạch nhập khẩu lại tăng 16,3% (con số tương ứng cùng kỳ năm trước là 12,4%).

Bên cạnh đó, cần tránh tâm lý chủ quan, coi nhẹ ổn định kinh tế vĩ mô mà tập trung quá mức vào đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, trong khi tiến trình cơ cấu lại nền kinh tế vẫn đang ở giai đoạn đầu tiên.

Tin tức mới nhất về kinh doanh độc giả có thể đọc tại đây.

Cao Phong

Bình luận

Nổi bật

Xót xa cảnh học nhờ ở nơi 20 năm chưa từng có trường mầm non

Xót xa cảnh học nhờ ở nơi 20 năm chưa từng có trường mầm non

sự kiện🞄Thứ năm, 09/05/2024, 14:46

(CL&CS) - Đường đến điểm trường Hoàng Lan, huyện Quảng Bạ, tỉnh Hà Giang hiểm trở, gập ghềnh, càng vào sâu càng khó di chuyển. Nhưng ở nơi sâu thẳm giữa núi rừng ấy 50 em bé mầm non vẫn hằng ngày đến lớp dù cho hơn 20 năm qua nơi đây chưa từng có trường mầm non.

Câu chuyện khi nào bất động sản nghỉ dưỡng “thôi nghỉ dưỡng” vẫn còn nan giải?

Câu chuyện khi nào bất động sản nghỉ dưỡng “thôi nghỉ dưỡng” vẫn còn nan giải?

sự kiện🞄Thứ năm, 09/05/2024, 09:28

Mặc dù không thể phủ nhận những điểm tích cực đối với bất động sản nghỉ dưỡng sau hàng loạt những động thái vào cuộc của chính phủ, đặc biệt là nỗ lực tháo gỡ khó khăn về pháp lý. Tuy nhiên, sự phục hồi của thị trường này vẫn còn là một dấu hỏi lớn.

[Inforgraphic] 5 huyện vùng ven Hà Nội sắp tổ chức đấu giá đất trong tháng 5/2024

[Inforgraphic] 5 huyện vùng ven Hà Nội sắp tổ chức đấu giá đất trong tháng 5/2024

sự kiện🞄Thứ năm, 09/05/2024, 09:25

Theo thống kê, từ đầu năm đến nay, các huyện ven Hà Nội đã tổ chức nhiều phiên đấu giá quyền sử dụng đất ở và thu được số tiền lớn cho ngân sách nhà nước. Đầu tháng 5, gần 100 lô đất tại các huyện Hoài Đức, Chương Mỹ, Phúc Thọ, Thường Tín, Phú Xuyên cũng sẽ được đem ra đấu giá, trong đó lô cao nhất có giá khởi điểm là 75,4 triệu đồng/m2.