Tin - Ảnh
Thứ tư, 10/01/2024, 21:46 PM

Sức mua dịp Tết nguyên đán có thể tăng trên 10% so với năm ngoái

(CL&CS) - Tiêu dùng nội địa là 1 trong 3 trụ cột tăng trưởng và là trụ cột duy nhất về đích năm 2023 với tỷ lệ tăng 9,6% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, vượt mục tiêu đề ra. Đặc biệt, hoạt động thương mại dịch vụ tháng 12 diễn ra khá sôi động để chuẩn bị phục vụ cho các ngày lễ lớn cuối năm và chào mừng năm mới 2024.

Khách hàng mua sắm tại hệ thống siêu thị của Saigon Co.op.

Khách hàng mua sắm tại hệ thống siêu thị của Saigon Co.op.

Hàng Việt chiếm tỷ lệ cao trong các hệ thống phân phối

Nhu cầu tiêu dùng lương thực, thực phẩm, các vật phẩm văn hóa, giáo dục và dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành tiếp tục duy trì xu hướng tăng so với cùng kỳ năm trước. Do đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 12 năm 2023 ước đạt 565,8 nghìn tỷ đồng, tăng 2,6% so với tháng trước và tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung cả năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 6.231,8 nghìn tỷ đồng, tăng 9,6% so với năm trước (năm 2022 tăng 20%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 7,1% (năm 2022 tăng 15,8%).

Riêng doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 4.858,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 78% tổng mức và tăng 8,6% so với năm trước (loại trừ yếu tố giá tăng 6,9%). Trong đó, nhóm hàng vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 14,4%; lương thực, thực phẩm tăng 11,7%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 7,5%; may mặc tăng 7,1%; riêng phương tiện đi lại (trừ ô tô) giảm 1,4%.

Một số địa phương tăng có doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng cao so với năm trước như: Quảng Ninh tăng 12,2%; Bình Dương tăng 11,4%; Hải Phòng tăng 10,4%; Đồng Nai tăng 9,1%; Cần Thơ tăng 8,4%; Thành phố Hồ Chí Minh tăng 7,8%; Hà Nội tăng 7,1%; Đà Nẵng tăng 5,9%...

Đánh giá tình hình thị trường trong nước, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, thương mại trong nước duy trì mức tăng trưởng khá cao, vượt mục tiêu đều ra và là trụ đỡ cho nền kinh tế trong bối cảnh sản xuất công nghiệp và xuất khẩu gặp nhiều khó khăn. Điều đáng nói là hệ thống phân phối trong nước đã tập trung rất lớn cho tiêu thụ hàng Việt, đặc biệt là các mặt hàng nông sản, không chỉ góp phần kích thích sản xuất mà còn giúp mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa. Trên các kệ hàng siêu thị, cửa hàng tiện lợi, ở thành thị, nông thôn, vùng xa.. hàng Việt luôn chiếm tỷ trọng 85-90%.

Lượng hàng dự trữ Tết tăng từ 10-25%

Theo Bộ Công Thương, sức mua trên thị trường đã có sự phục hồi tốt so với năm 2022 và giai đoạn bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Đặc biệt, trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão, công tác chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết được các địa phương, doanh nghiệp triển khai tích cực từ sớm cùng với chương trình bình ổn thị trường với nhiều mặt hàng đa dạng, phong phú, đáp ứng tốt nhu cầu của người dân, giá cả hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu khá bình ổn.

Đến nay một số địa phương như: Hà Nội, TP HCM, Đồng Nai, Ninh Thuận... đã ban hành kế hoạch thực hiện chương trình bình ổn thị trường trong những tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán 2024, trong đó giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân phối hàng hóa chủ động chuẩn bị nguồn hàng để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn tỉnh, tổ chức các điểm bán hàng cố định, lưu động kết hợp với chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, chương trình bình ổn thị trường để đưa hàng hóa đến tay mọi người dân với giá cả ổn định.

Bộ Công Thương dự kiến sức mua năm nay có thể tăng trên 10% so với cùng kỳ năm trước. Nguồn cung các mặt hàng thiết yếu cũng được các doanh nghiệp chủ động chuẩn bị từ rất sớm với lượng hàng dự trữ tăng từ 10-25% so với cùng kỳ.

Trong bối cảnh kinh tế còn khó khăn, để kích cầu tiêu dùng trong nước, nhiều doanh nghiệp đã có kế hoạch triển khai các chương trình khuyến mãi, giảm giá nhiều sản phẩm tiêu dùng thiết yếu, nhất là trong tháng cận Tết.

Sở Công Thương các địa phương như: Hà Nội, TP HCM cũng triển khai làm việc với nhiều đơn vị để bình ổn thị trường, tổ chức chương trình khuyến mãi, kết nối cung cầu, đặc biệt phối hợp với các tỉnh thành khác để tạo nguồn hàng hóa ổn định số lượng, đảm bảo chất lượng tốt nhất phục vụ cho nhu cầu lớn của thành phố.

Theo Tạp chí Hải quan

Bình luận

Nổi bật

Vinfast ưu đãi lớn cho khách hàng mua xe máy điện trong quý II

Vinfast ưu đãi lớn cho khách hàng mua xe máy điện trong quý II

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 08:59

(CL&CS) - Nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn 30/4 - 1/5 và 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), VinFast công bố triển khai chương trình ưu đãi đặc biệt “Khuyến mãi Tưng bừng - Đón mừng Đại lễ” dành cho toàn bộ khách hàng mua xe máy điện kể từ ngày 27/04 đến 30/06/2024, với tổng giá trị quà tặng dự kiến lên tới hơn 22 tỷ đồng. Khách hàng sẽ được tặng ngay 03 tháng thuê pin, đồng thời có cơ hội bốc thăm trúng thưởng xe máy điện thông minh VinFast.

VCCA giới thiệu triển lãm định dạng Digital các kiệt tác của trường phái tập thể

VCCA giới thiệu triển lãm định dạng Digital các kiệt tác của trường phái tập thể

sự kiện🞄Thứ bảy, 20/04/2024, 10:02

(CL&CS) - Từ ngày 20/04/2024, Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA) mở cửa triển lãm định dạng kỹ thuật số mang tên “Tái Hình Lập Ảnh”, giới thiệu kho tàng hơn 130 tác phẩm kinh điển thuộc trường phái Lập thể của 6 nghệ sĩ nổi tiếng thế giới: Pablo Picasso, George Braque, Jean Metzinger, Fernand Leger, Marie Laurencin và Marcel Duchamp.

Cận cảnh tuyến cống ngầm với công nghệ đặc biệt lần đầu tiên áp dụng để 'giải cứu' dòng sông Tô Lịch

Cận cảnh tuyến cống ngầm với công nghệ đặc biệt lần đầu tiên áp dụng để 'giải cứu' dòng sông Tô Lịch

sự kiện🞄Thứ sáu, 19/04/2024, 23:54

Để "hồi sinh" dòng sông ô nhiễm nhất Hà Nội, công nghệ đặc biệt bằng robot lần đầu tiên áp dụng trong đặt cống ngầm.