Sử dụng Quỹ bình ổn giá không đúng quy định sẽ bị phạt tới 150 triệu đồng

(CL&CS) - Mới đây, Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá. Bộ Tài chính đề xuất phạt tiền từ 120 triệu đồng đến 150 triệu đồng đối với hành vi sử dụng Quỹ bình ổn giá (BOG) không đúng quy định của pháp luật.

Dự thảo nghị định đề xuất mức xử phạt 

Dự thảo nghị định đề xuất mức xử phạt hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng Quỹ bình ổn giá như sau:

dsc09475-1600180040-width1000height613-auto-crop

Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với hành vi công khai không đầy đủ về Quỹ bình ổn giá theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với hành vi chậm công khai về Quỹ bình ổn giá theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời gian 5 ngày làm việc kể từ ngày phải công khai.

Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng đối với hành vi không công khai về Quỹ bình ổn giá theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Phạt tiền từ 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng đối với hành vi không chuyển nộp hoặc trích lập Quỹ bình ổn giá theo quy định của pháp luật.

Phạt tiền từ 120 triệu đồng đến 150 triệu đồng đối với hành vi sử dụng Quỹ bình ổn giá không đúng quy định của pháp luật.

Tại dự thảo nghị định, Bộ Tài chính đề xuất biện pháp khắc phục hậu quả. Đó là: Buộc nộp vào Quỹ bình ổn giá toàn bộ số tiền đã sử dụng, kết chuyển hoặc hạch toán không đúng Quỹ bình ổn giá; Buộc nộp vào Quỹ bình ổn giá toàn bộ số tiền do trích lập không đúng hoặc không trích lập Quỹ bình ổn giá và khoản lãi tính trên số dư Quỹ bình ổn giá phát sinh (nếu có).

Ngoài ra, doanh nghiệp sử dụng Quỹ không đúng quy định sẽ phải buộc nộp vào ngân sách toàn bộ số lãi phạt đối với số tiền Quỹ bình ổn giá chậm nộp, hoặc kết chuyển không đúng, hoặc sử dụng không đúng mục đích theo quy định của pháp luật về Quỹ bình ổn giá. Tỷ lệ lãi phạt là 0,03%/ngày, tính trên số ngày chậm nộp, hoặc kết chuyển không đúng hoặc số ngày đã sử dụng không đúng mục đích.

Đề xuất xử phạt các tổ chức, cá nhân tự định giá trong trường hợp phải kê khai

Ngoài các mức xử phạt đối với hành vi không công khai về Quỹ Bình ổn giá (BOG), dự thảo Nghị định cũng đề xuất các mức xử phạt vi phạm hành chính về công khai thông tin về giá hàng hóa dịch vụ do tổ chức, cá nhân tự định giá trong trường hợp phải kê khai.

Theo đó, dự thảo Nghị định đề xuất, phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với hành vi chậm công khai giá cụ thể của hàng hóa, dịch vụ tự định giá trong khung giá, giá tối đa, giá tối thiểu do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành sau thời hạn 6 ngày đến 10 ngày kể từ ngày ra quyết định giá.

Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi chậm công khai giá cụ thể của hàng hóa, dịch vụ tự định giá trong khung giá, giá tối đa, giá tối thiểu do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành sau thời hạn từ 10 ngày kể từ ngày ra quyết định giá.

Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng đối với hành vi không công khai giá cụ thể hàng hóa, dịch vụ tự định giá trong khung giá, giá tối đa, giá tối thiểu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; mức giá của hàng hóa, dịch vụ thuộc trường hợp phải kê khai giá theo quy định tại Khoản 2 Điều 28 Luật Giá.

Phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi công khai không đúng giá cụ thể hàng hóa, dịch vụ tự định giá trong khung giá, giá tối đa, giá tối thiểu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; mức giá của hàng hóa, dịch vụ thuộc trường hợp phải kê khai giá theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Giá.

Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc công khai các thông tin theo hình thức đã quy định tại Luật Giá.

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 80/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2021/NĐ-CP ngày 01/11/2021 và Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, trong đó có nhiều quy định cụ thể nhằm quản lý chặt chẽ và giám sát đối với Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Theo đó, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có nghĩa vụ trích lập Quỹ bình ổn giá; hạch toán và theo dõi riêng Quỹ bình ổn giá bằng tài khoản mở tại ngân hàng thương mại theo quy định tại Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Tài chính. Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật về việc lựa chọn ngân hàng, quản lý và đảm bảo bảo toàn số dư Quỹ bình ổn giá.

Ngân hàng thực hiện phong tỏa tài khoản Quỹ bình ổn giá của doanh nghiệp. Tài khoản này chỉ được sử dụng vào mục đích trích lập và chi sử dụng Quỹ bình ổn giá của doanh nghiệp theo thông báo điều hành giá xăng dầu của Bộ Công thương.

Định kỳ 6 tháng, trước ngày 15/8 và ngày 15/2 hằng năm, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có trách nhiệm gửi báo cáo kiểm toán (độc lập) chuyên đề về Quỹ bình ổn giá xăng dầu gửi về Bộ Tài chính, Bộ Công thương.

Đáng lưu ý, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu đã bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng tái phạm nhiều lần đối với hành vi vi phạm các quy định về trích lập, chi sử dụng, kết chuyển Quỹ bình ổn giá xăng dầu hoặc không thực hiện kết chuyển Quỹ bình ổn giá xăng dầu theo quy định tại Nghị định này và các văn bản hướng dẫn, thì sẽ bị xem xét tạm dừng kinh doanh hoặc thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu trên cơ sở đề nghị của cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt. Thời hạn tạm dừng kinh doanh xăng dầu là 30 ngày hoặc 60 ngày tùy theo mức độ vi phạm.

Thiện Phúc

Bình luận

Nổi bật

Nơi từng diễn ra “cơn sốt đất điên cuồng” 2 năm trước: Thị trường bất động sản đang diễn biến thế nào?

Nơi từng diễn ra “cơn sốt đất điên cuồng” 2 năm trước: Thị trường bất động sản đang diễn biến thế nào?

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 14:09

Cách đây 2 năm, tại Bình Phước, giới đầu tư không khỏi kinh ngạc trước hình ảnh sôi động của thị trường bất động sản Bình Phước. Khi đó, giá nhà đất Bình Phước bất ngờ được đẩy lên cao ngất ngưởng. Thậm chí những dự án được rao bán cách đây nhiều năm đến thời điểm “cơn sốt” diễn ra vẫn chỉ là bãi đất trống nhưng lại nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhà đầu tư.

Hà Nội: Thị trường “sôi động”, nhu cầu sở hữu bất động sản của người dân ngày càng nhiều?

Hà Nội: Thị trường “sôi động”, nhu cầu sở hữu bất động sản của người dân ngày càng nhiều?

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 14:09

Theo Báo cáo tổng quan thị trường bất động sản Hà Nội quý 1/2024 của OneHousing (đơn vị thuộc Tập đoàn One Mount) cho thấy, khoảng 53% khách hàng được hỏi đều có nhu cầu mua bất động sản trong quỹ đầu năm nay (tăng 17%) so với quý 3/2023.

“Sôi động” các phiên đấu giá đất tại khu vực ngoại thành Hà Nội

“Sôi động” các phiên đấu giá đất tại khu vực ngoại thành Hà Nội

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 14:09

Có thể thấy, từ đầu năm đến nay, các phiên đấu giá tại Hà Nội khá sôi nổi, đặc biệt là những huyện ngoại thành với liên tiếp các cuộc đấu giá được diễn ra với đông đảo lượng người tham dự.