Sớm niêm yết trên HoSE: ABBANK và nỗi lo giao dịch dưới mệnh giá

(NTD) - Cổ phiếu của Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) có thể được niêm yết trên HoSE ngay sau khi ngân hàng hoàn tất việc phát hành cổ phiếu chia cổ tức. Cổ đông vừa mong mỏi vừa lo ngại điều này vì nhìn vào những thực tế như Kiên Long hay LienVietPostBank, ABBANK có lý do lo ngại giao dịch dưới mệnh giá.

1

Cả hoạt động cho vay và huy động vốn của ABBANK đều sụt giảm.

Giao dịch dưới mệnh giá?

Đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025” vừa được Thủ tướng phê duyệt cuối tháng 2/2019 có “nhắc” tới ngành ngân hàng. Theo đó, hạn chót 100% cổ phiếu các ngân hàng phải “lên sàn” là năm 2020.

Vì vậy, hiện tại, các ngân hàng chưa “lên sàn” đang nỗ lực tăng vốn và niêm yết trên các Sở giao dịch chứng khoán. Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) là một trong những đơn vị như thế. ĐHĐCĐ 2019 diễn ra hồi cuối tháng 4 năm nay đã thông qua phương án chia cổ tức 7,4%/năm để tăng vốn điều lệ lên 5.700 tỷ đồng.

Ngay sau khi hoàn tất việc phát hành cổ phiếu chia cổ tức để tăng vốn và lưu ký tập trung toàn bộ cổ phiếu tại Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), ABBANK sẽ nộp hồ sơ niêm yết cho Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE). Từ đây, cổ đông ABBANK lại có thêm một nỗi lo không hề nhỏ. Nỗi lo ABBANK giao dịch dưới mệnh giá.

Đây là nỗi lo hoàn toàn có cơ sở vì hiện tại, khi đang giao dịch trên thị trường OTC, giá chào mua và chào bán cổ phiếu ABBANK chỉ loanh quanh 9.500 đồng/CP. Đây là mức thấp nhưng so với cách đây khoảng 1,5 năm, thị giá ABBANK đã tăng khoảng 20%.

Nỗi lo này càng lớn hơn khi cổ đông nhìn vào “tấm gương” của những “người cũ” như Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) và Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank). Đã có thâm niên trên thị trường chứng khoán nhưng cho tới nay, LPB thậm chí còn thấp hơn khi có thị giá 7.800 đồng/CP. KLB của KienlongBank thường xuyên giao dịch dưới mệnh giá, gần đây, cổ phiếu này mới leo lên được 10.100 đồng/CP.

Dựa vào giá ABBANK trên sàn OTC và “tấm gương” của những “người cũ” kể trên, có thể thấy nếu niêm yết trên HoSE, nguy cơ lao xuống dưới mệnh giá của cổ phiếu ABBANK là không hề nhỏ.

2
 

Đang “mất lòng” khách hàng

Ngoại trừ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), đa số các ngân hàng chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán đều có quy mô nhỏ. Nhưng không phải bỗng dưng ABBANK và một vài cổ phiếu khác lao đao dưới mệnh giá trong khi nhiều mã lên được “mặt đất”.

Trong khi ABBANK được giao dịch phổ biến quanh mức 9.500 đồng/CP thì giá của OCB (Ngân hàng TMCP Phương Đông), SGBank (Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương), MSBank (Ngân hàng TMCP Hàng Hải) lần lượt là 14.500 đồng/CP, 12.000 đồng/CP và 11.000 đồng/CP.

Một trong những nguyên nhân cổ phiếu ABBANK không nhận được sự quan tâm trên OTC chính là ngân hàng này đang làm “mất lòng” khách hàng. Trong quý 1/2019, cả hoạt động huy động vốn và tín dụng của ABBANK đều tăng trưởng âm dù trước đó có bước tiến nhỏ trong năm 2018.

Cụ thể, bất chấp nỗ lực lọt vào danh sách các ngân hàng có lãi suất huy động cao nhất Việt Nam với mức 8,3%/năm, ABBANK vẫn không thu hút được khách hàng tới gửi tiết kiệm. Chỉ tiêu tiền gửi của khách hàng trong quý 1/2019 chỉ đạt 57.058 tỷ đồng, giảm 5.202 tỷ đồng, tương ứng 8,4% so với số liệu hồi đầu năm.

ABBANK cũng có nhiều gói cho vay với lãi suất ưu đãi. Trong đó, đáng chú ý, ABBANK là một trong những ngân hàng có lãi suất cho vay mua nhà thấp nhất, chỉ 8,49%/năm cho 12 tháng đầu tiên. Thế nhưng, chỉ tiêu cho vay khách hàng lại giảm từ 51.537 tỷ đồng xuống chỉ còn 47.496 tỷ đồng.

2 hoạt động chính đều sụt giảm nên ABBANK phải chứng kiến một quý kinh doanh bết bát. Lợi nhuận sau thuế trong kỳ chỉ đạt 100 tỷ đồng, giảm 280 tỷ đồng, tương đương 73,7% so với quý 1/2018. Đây là mức giảm rất sâu.

ABBANK sụt giảm lợi nhuận không chỉ do bị khách hàng “chê” mà còn do phụ thuộc quá nhiều vào chứng khoán. Quý 1/2018, hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư đã mang về cho ngân hàng 252 tỷ đồng. Nhưng kỳ này, khoản lợi nhuận giảm sâu xuống chỉ còn 46 tỷ đồng.

Vy Vy

7
 

 

Bình luận

Nổi bật

2 kịch bản của thị trường bất động sản nửa cuối năm 2024

2 kịch bản của thị trường bất động sản nửa cuối năm 2024

sự kiện🞄Chủ nhật, 19/05/2024, 14:19

Nhận định về thị trường bất động sản nửa cuối năm 2024, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch của HoREA cho biết, sẽ có hai kịch bản có thể xảy ra, tác động trực tiếp đến thị trường bất động sản trong nửa cuối năm 2024.

Sẽ rút giấy phép doanh nghiệp mua bán vàng không xuất hóa đơn điện tử

Sẽ rút giấy phép doanh nghiệp mua bán vàng không xuất hóa đơn điện tử

sự kiện🞄Chủ nhật, 19/05/2024, 14:19

(CL&CS)- Thủ tướng Chính phủ yêu cầu kiên quyết thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử trong kinh doanh, mua, bán vàng. Đến ngày 15/6 tới, đơn vị nào không thực hiện hóa đơn điện tử kết nối với cơ quan thuế trong mua bán vàng thì rút giấy phép.

TP.HCM sắp có tòa tháp văn phòng đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam theo mô hình TOD

TP.HCM sắp có tòa tháp văn phòng đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam theo mô hình TOD

sự kiện🞄Chủ nhật, 19/05/2024, 14:18

Nằm ngay chân cầu Ba Son, khi đi vào hoạt động năm 2025, Marina Central Tower sẽ là tòa tháp văn phòng, trung tâm thương mại có quy mô lớn bậc nhất TP.HCM và đạt chứng chỉ xanh của Mỹ.