'Siêu' sân bay dân dụng cao nhất thế giới 'lơ lửng" hơn 4.000m, tổng đầu tư hơn 5.000 tỷ, phi công phải đạt tiêu chuẩn nghiêm ngặt
Nằm ở độ cao 4.441m so với mực nước biển, sân bay này mang danh hiệu sân bay dân dụng cao nhất thế giới.
Sân bay cao nhất thế giới
Sân bay Daocheng Yading ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, là một trong những sân bay độc đáo nhất thế giới nhờ nằm ở độ cao 4.441m so với mực nước biển, mang danh hiệu sân bay dân dụng cao nhất thế giới.
Vùng Tây Nam Tứ Xuyên, gần biên giới Tây Tạng và khu vực rất khắc nghiệt, giao thông khó khăn. Trước khi sân bay Daocheng Yading được xây dựng, việc di chuyển đến Daocheng là một thách thức lớn do địa hình hiểm trở và thời tiết khắc nghiệt. Việc xây dựng sân bay đã rút ngắn thời gian di chuyển từ Thành Đô đến Daocheng từ hai ngày bằng ô tô xuống chỉ còn khoảng 65 phút bay. Daocheng Yading chính thức hoạt động từ tháng 9/2013, cung cấp các chuyến bay đến nhiều thành phố lớn như Thành Đô, Thượng Hải, Quảng Châu và Trùng Khánh...

Sân bay Daocheng Yading có thiết kế độc đáo. Ảnh: Sưu tầm
Sân bay này có tổng vốn đầu tư lên đến 1,58 tỷ NDT (tương đương khoảng 5.500 tỷ đồng theo tỷ giá năm 2013) và dự kiến phục vụ khoảng 280.000 lượt khách mỗi năm, khối lượng hàng hóa và thư tín khoảng 1.400 tấn, lưu lượng hành khách cao điểm là 380 người mỗi giờ.
Với khoản đầu tư hàng trăm triệu USD, Daocheng Yading được thiết kế hiện đại và ấn tượng. Sân bay có đường băng dài 4.200m và rộng 45m. Nhà ga của sân bay có diện tích 5.000m², được thiết kế hình dạng như một chiếc đĩa bay với hai cầu hàng không độc đáo.
Vì là sân bay cao nhất thế giới, các phi công khi cất cánh hoặc hạ cánh tại Daocheng Yading phải đáp ứng các tiêu chí nghiêm ngặt: phải là cơ trưởng, có giấy phép chứng nhận hạ cánh tại sân bay có độ cao lớn, không quá 55 tuổi và có ít nhất 1.200 giờ bay, trong đó 100 giờ phải là trên loại máy bay đang sử dụng.
Chính phủ Trung Quốc hy vọng sân bay này sẽ thúc đẩy du lịch và phát triển kinh tế xã hội, bởi sân bay nằm cách khu bảo tồn thiên nhiên Yading 130 km. Nơi đây nổi tiếng với phong cảnh tuyệt đẹp và được mệnh danh là "vùng đất tinh khiết cuối cùng trên hành tinh xanh".

Sân bay Daocheng Yading cao nhất thế giới. Ảnh: Sưu tầm
Tầm quan trọng của sân bay Daocheng Yading
Sân bay Daocheng Yading không chỉ là sân bay dân sự cao nhất thế giới mà còn là biểu tượng của sự kết hợp hoàn hảo giữa kỹ thuật hiện đại và ý chí con người.
Xây dựng tại khu vực có địa hình hiểm trở, đội ngũ xây dựng đã phải đối mặt với thử thách từ độ cao lớn, khí hậu lạnh, mưa nhiều và thiếu oxy... Đồng thời chú trọng bảo vệ hệ sinh thái mong manh của khu vực núi cao.
Sau khi hoàn thành, sân bay đã mang lại lợi ích đáng kể cho địa phương, thúc đẩy du lịch và cải thiện khả năng đi lại, đồng thời tạo cơ hội cho du khách trải nghiệm vùng cao nguyên hùng vĩ và nâng cao sự nhận biết về vùng biên giới.
Linh Chi
- ▪Đề xuất chi gần 1.500 tỷ nâng cấp quốc lộ đi qua tỉnh sở hữu sân bay gần 6.000 tỷ đồng
- ▪Hà Nội dự kiến vị trí của sân bay quốc tế thứ hai, chuyên gia 'chỉ điểm' phương thức đầu tư bất động sản
- ▪Tỉnh giàu nhất Việt Nam mới đề xuất sân bay, 'cò' đã ồ ạt thổi giá đất rừng cao su
- ▪Thủ tướng Phạm Minh Chính ‘chốt’ mốc thời gian hoàn thành nhà ga phục vụ cho sân bay quốc tế lớn bậc nhất Việt Nam
Bình luận
Nổi bật
Khách sạn Legend Valley: Giao điểm hoàn hảo giữa nghỉ dưỡng và gôn tại Hà Nam
sự kiện🞄Thứ năm, 12/06/2025, 14:29
(CL&CS) - Nằm trong khu phức hợp thể thao và du lịch Legend Valley Country Club với tên gọi thân thuộc là sân gôn Thiên Đường, khách sạn Legend Valley là điểm đến lý tưởng dành cho các gôn thủ khi mang tới những trải nghiệm nghỉ dưỡng trọn vẹn sau khi chinh phục những hố gôn đầy thử thách được vẽ lên bởi tài hoa của nhà thiết kế sân gôn số 1 thế giới Nicklaus Design.
Tri thức nuôi và chế biến gà Đông Tảo là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
sự kiện🞄Thứ năm, 12/06/2025, 11:09
(CL&CS) - Gà Đông Tảo là một giống vật nuôi quý, gắn bó hàng trăm năm với người dân xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
Nét độc đáo trong nghề dệt thổ cẩm của người Thái ở Nghệ An
sự kiện🞄Thứ năm, 12/06/2025, 11:08
(CL&CS) - Nghề dệt thổ cẩm của người Thái ở Nghệ An được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia là một sự ghi nhận xứng đáng cho những nỗ lực gìn giữ và trao truyền nghề truyền thống.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.