Thứ năm, 15/08/2024, 14:28 PM

'Siêu' dự án điện khí gần 12 tỷ USD ở thềm lục địa Việt Nam được 'khơi thông' phân đoạn khó nhất

Theo dự kiến, việc bồi thường và hỗ trợ tái định cư cho các hộ dân dự kiến sẽ được hoàn tất, tiến hành bàn giao mặt bằng cho nhà thầu thi công vào quý IV/2024.

Mới đây, báo cáo về tiến độ triển khai Dự án Đường ống Lô B - Ô Môn (dự án thành phần của Dự án Điện khí Lô B - Ô Môn), ông Trần Thanh Hải - Tổng Giám đốc Công ty Điều hành đường ống Tây Nam cho biết, trong năm 2024, Công ty sẽ hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu cho Gói thầu EPC tuyến ống bờ. 

Trước đó, đơn vị này cũng đã hoàn tất việc ký kết hợp đồng với liên danh PTSC - Lilama 18 vào tháng 12/2023.

Dự án Đường ống Lô B - Ô Môn được xem là một phần quan trọng trong chuỗi Dự án Điện khí Lô B - Ô Môn. Ảnh: Internet

Dự án Đường ống Lô B - Ô Môn được xem là một phần quan trọng trong chuỗi Dự án Điện khí Lô B - Ô Môn. Ảnh: Internet

Một trong những phân đoạn khó nhất khi triển khai dự án liên quan đến công tác đền bù và giải phóng mặt bằng cũng đã có nhiều tiến triển khả quan. 

Toàn cảnh vị trí xây dựng Dự án Điện khí Lô B - Ô Môn với tổng vốn đầu tư gần 12 tỷ USD. Ảnh: Internet

Toàn cảnh vị trí xây dựng Dự án Điện khí Lô B - Ô Môn với tổng vốn đầu tư gần 12 tỷ USD. Ảnh: Internet

Theo ông Hải, khung chính sách đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 6/2024. Công tác đo đạc, kiểm đếm cũng đã được các địa phương đốc thúc triển khai, về cơ bản đã hoàn thành. 

Hiện các địa phương đang triển khai lập và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và dự kiến sẽ hoàn thành trong quý III/2024.

Vị trí sẽ xây dựng các dự án thành phần của Dự án Điện khí Lô B - Ô Môn. Ảnh: Internet

Vị trí sẽ xây dựng các dự án thành phần của Dự án Điện khí Lô B - Ô Môn. Ảnh: Internet

Công tác bàn giao mặt bằng cho nhà thầu thi công sẽ hoàn tất trong quý IV/2024 theo đúng tiến độ. 

Đại diện Công ty Điều hành đường ống Tây Nam cho biết nhiệm vụ từ nay đến cuối năm 2024 của đơn vị này là triển khai hợp đồng EPC tuyến ống bờ. 

"Để có thể bàn giao mặt bằng thi công đúng tiến độ, chúng tôi rất mong nhận được sự hỗ trợ từ các đơn vị liên quan tại TP. Cần Thơ, tỉnh Kiên Giang và tỉnh Cà Mau", ông Trần Thanh Hải cho biết. 

Các chủ đầu tư chính của Dự án điện khí Lô B - Ô Môn bao gồm: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (thượng nguồn và các nhà máy điện Ô Môn 3 và 4 vừa được chuyển giao từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam(EVN); Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí,Tập đoàn năng lượng Nhật Bản Mitsui Oil Exploration MOECO (thượng nguồn), Tập đoàn năng lượng Thái Lan PTTEP; PV GAS (trung nguồn); Tập đoàn Nhật Bản Marubeni (nhà máy điện Ô Môn 2) và Tổng công ty Phát điện 2 (nhà máy điện Ô Môn 1).

Các doanh nghiệp và đối tác sẽ tiến hành xây dựng hệ thống đường ống dẫn khí trên biển, trên bờ biển dài khoảng 431 cùng các trạm biến áp bờ, trạm phân phối khí, trạm van và các công trình phụ trợ... để đưa khí từ Lô B về Trung tâm điện lực Ô Môn (TP. Cần Thơ).

Dự án này sẽ vận hành trong 23 năm từ năm 2027 và kết thúc sứ mệnh của mình vào năm 2049, đem về doanh thu gần 10.000 tỷ đồng mỗi năm cho PV GAS thông qua hoạt động vận chuyển khí.

'Siêu' dự án 12 tỷ USD góp phần quan trọng trong việc phát triển cơ sở cũng như chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng. Ảnh: Internet

'Siêu' dự án 12 tỷ USD góp phần quan trọng trong việc phát triển cơ sở cũng như chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng. Ảnh: Internet

Dự án Đường ống Lô B - Ô Môn được xem là một phần quan trọng trong chuỗi Dự án Điện khí Lô B - Ô Môn, đảm nhận vai trò vận chuyển khí từ mỏ Lô B đến các nhà máy điện. 

Dự án gồm các tuyến ống biển, trạm và tuyến ống bờ đi qua các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau và TP. Cần Thơ, hiện đang được triển khai đồng bộ với tiến độ của toàn chuỗi. 

Chuỗi Dự án Điện khí Lô B - Ô Môn là một hệ thống được kết nối từ thượng nguồn đến hạ nguồn, gồm: Dự án phát triển mỏ Lô B (thượng nguồn); Dự án đường ống Lô B - Ô Môn (trung nguồn) và 4 nhà máy điện khí Ô Môn I, II, III, IV ở hạ nguồn, với quy mô tổng vốn đầu tư gần 12 tỷ USD.

Sau khi hoàn thành, dự án đảm nhận trọng trách đưa khí về Trung tâm Điện lực Ô Môn để phát điện, sẽ đóng góp nguồn thu bền vững vào ngân sách của các tỉnh/thành như Cà Mau, Kiên Giang, Cần Thơ khoảng 1.000 tỷ đồng/năm.

Dự án cũng sẽ tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân tại địa phương, góp phần quan trọng trong việc phát triển cơ sở cũng như chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng.

Hải Đăng

Bình luận

Nổi bật

Thủ tướng: Chúng ta phải duy trì tăng trưởng cao, bền vững liên tục từ nay tới năm 2045

Thủ tướng: Chúng ta phải duy trì tăng trưởng cao, bền vững liên tục từ nay tới năm 2045

sự kiện🞄Thứ hai, 24/02/2025, 11:36

(CL&CS) - Ngày 21/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Chính phủ với các địa phương thực hiện kết luận của Trung ương, các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh tế.

Thống kê, biên soạn số liệu GDP kinh tế tập thể

Thống kê, biên soạn số liệu GDP kinh tế tập thể

sự kiện🞄Thứ hai, 17/02/2025, 06:59

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 291/QĐ-TTg ngày 14/2/2025 phê duyệt Đề án Nghiên cứu, thống kê, biên soạn số liệu Tổng sản phẩm trong nước (GDP) loại hình kinh tế tập thể (Đề án).

Đề xuất điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên

Đề xuất điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên

sự kiện🞄Thứ năm, 13/02/2025, 17:26

(CL&CS) - Với ý nghĩa đặc biệt quan trọng của năm 2025 khi là năm tăng tốc, bứt phá, về đích Kế hoạch 5 năm 2021-2025, tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 cần đạt 8% trở lên, góp phần tạo nền tảng vững chắc để đạt tốc độ tăng trưởng hai con số trong thời gian đủ dài (bắt đầu từ năm 2026).