Thứ sáu, 29/12/2023, 09:20 AM

Rộng cửa cho liên kết doanh nghiệp

(CL&CS) - Việc kết nối các trung tâm kinh tế lớn với các địa phương không chỉ tăng khả năng liên kết vùng cho các doanh nghiệp, hỗ trợ hoạt động thương mại, xuất khẩu mà còn giúp nâng cao năng lực cạnh tranh.

1

Những ngày cuối năm 2023, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch TP Hà Nội đã tổ chức Không gian triển lãm, quảng bá, giới thiệu về tiềm năng, cơ hội kết nối giữa Hà Nội và các tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Cùng thời điểm này, Hội nghị kết nối cung cầu giữa TPHCM với 45 tỉnh, thành phố năm 2023 cũng được tổ chức. Tương tự, nhiều địa phương khác cũng đã tổ chức các sự kiện kết nối, giao thương cho cộng đồng doanh nghiệp.

Các chương trình này không chỉ giúp doanh nghiệp trên địa bàn 2 “đầu tàu” kinh tế Hà Nội và TPHCM cùng các địa phương quảng bá, giới thiệu sản phẩm, đẩy mạnh giao lưu, hợp tác mà còn là cơ hội để cộng đồng doanh nghiệp trao đổi học tập kinh nghiệm, tìm kiếm, mở rộng thị trường, hệ thống phân phối, tiêu thụ sản phẩm.

Thời gian qua, vấn đề liên kết vùng, phát triển kinh tế vùng đã liên tục được nhắc đến, nhất là trước bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu. Đặc biệt, với nhiều địa phương, các sản phẩm công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thủ công mỹ nghệ, sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền… đạt tiêu chuẩn về chất lượng, có truy xuất nguồn gốc rõ ràng luôn cần thị trường đầu ra cả trong nước và quốc tế.

Thực tế thời gian qua, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh tại các địa phương đã hiểu rõ hơn về nhu cầu và yêu cầu từ thị trường nên tập trung đầu tư cho cơ sở sản xuất, xây dựng vùng nguyên liệu, vùng sản xuất bền vững. Các nhà sản xuất còn đầu tư và chuẩn bị kỹ ở cả khâu bao bì, mẫu mã, các loại chứng nhận cùng sự chuyên nghiệp trong hoạt động giao thương, ký kết hợp đồng với đối tác…Nhờ đó, sản phẩm có sự tiến bộ rất lớn về chất lượng và số lượng.

Đây là những yếu tố cần và đủ để sản phẩm đặc trưng theo vùng miền được mở rộng thị trường. Nhưng các doanh nghiệp này vẫn cần sự đa dạng kết nối, nhất là kết nối trực tiếp với đối tác trong nước và quốc tế để tiết giảm chi phí trung gian, đẩy mạnh lưu thông hàng hóa, góp phần hình thành các chuỗi cung ứng bền vững. Do vậy, vấn đề này cần sự vào cuộc của nhiều bên để tăng cường liên kết vùng, từ hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh nâng cao chất lượng mô hình sản xuất đến việc tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá kinh doanh…

Theo Tạp chí Hải quan

Bình luận

Nổi bật

Doanh nghiệp Việt cần làm gì để nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế?

Doanh nghiệp Việt cần làm gì để nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế?

sự kiện🞄Thứ ba, 07/05/2024, 13:17

(CL&CS) - Nhiều cơ hội để khai thác các thị trường lớn như các nước EU nhưng doanh nghiệp Việt buộc phải nâng cao năng lực cạnh tranh để đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của những quốc gia này.

Đến năm 2050, Tây Ninh trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển dựa vào công nghiệp sạch và nông nghiệp công nghệ cao

Đến năm 2050, Tây Ninh trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển dựa vào công nghiệp sạch và nông nghiệp công nghệ cao

sự kiện🞄Thứ ba, 07/05/2024, 12:27

(CL&CS) - Chiều ngày 5/5, tại tỉnh Tây Ninh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch).

Kiểm tra đo lường, nhãn hàng hóa, mã số mã vạch tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng đóng gói sẵn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

Kiểm tra đo lường, nhãn hàng hóa, mã số mã vạch tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng đóng gói sẵn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

sự kiện🞄Thứ ba, 07/05/2024, 12:09

(CL&CS) - Thực hiện kế hoạch công tác về phát triển kinh tế - xã hội năm 2024. Sở Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với phòng Kinh tế thành phố Bắc Kạn; phòng Kinh tế và Hạ tầng các huyện Chợ Đồn, Ba Bể thành lập đoàn kiểm tra đo lường, nhãn hàng hóa và mã số mã vạch tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng đóng gói sẵn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.