RCEP mang lại lợi ích gì cho kinh tế Việt Nam?

(CL&CS) - Sau 31 vòng đàm phán kéo dài trong gần một thập kỷ, Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP) đã chính thức được ký kết vào ngày 15/11. Hiệp định này sẽ chính thức có hiệu lực vào năm 2021.

RCEP kỳ vọng mang lại nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập quốc tế.

RCEP kỳ vọng mang lại nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập quốc tế.

RCEP là hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới, mở ra kỷ nguyên mới về thương mại và đầu tư, giúp tăng khả năng ứng phó với bất định trên thị trường đối với 10 quốc gia thành viên của ASEAN và các đối tác đối thoại: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand.

Đặc biệt, đây là hiệp định với thị trường chiếm 30% dân số thế giới, chiếm khoảng 29% GDP toàn cầu và gần 28% thương mại toàn cầu. Bên cạnh việc loại bỏ thuế quan và hạn ngạch đối với 65% hàng hóa giao dịch trong khu vực, hiệp định còn bao gồm một số điều khoản được điều chỉnh để phù hợp với từng thị trường. Ví dụ, hiệp định không có các tiêu chuẩn thống nhất về lao động và môi trường, nhằm đảm bảo sự đa dạng trong từng thị trường quốc gia thành viên.

RCEP sẽ ngăn chặn xu hướng bảo hộ mậu dịch đang gia tăng trong năm nay, đồng thời thúc đẩy các doanh nghiệp và các quốc gia nối lại chuỗi cung ứng giai đoạn hậu COVID-19. RCEP không chỉ duy trì dòng chảy thương mại cởi mở mà còn tăng cường hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản - những quốc gia có ảnh hưởng lớn đến toàn cầu trong các ngành công nghiệp điện tử, ô tô, dệt may. Việc có tất cả các thị trường này trong một hiệp định thương mại sẽ giúp ASEAN duy trì chuỗi cung ứng, đặc biệt đối với các lĩnh vực kể trên.

Trong 20 năm, đầu tư nước ngoài được đánh giá là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng sản xuất, cơ sở hạ tầng và xuất khẩu của ASEAN. Song, xu hướng này đã giảm dần trong vài năm qua và gần như dừng lại trong năm nay do tác động của đại dịch COVID-19. Do vậy, RCEP được kỳ vọng sẽ kích thích lại xu hướng đầu tư nước ngoài của khu vực.

RCEP sẽ giúp thúc đẩy cải cách các quy định quan trọng trong nước đối với các lĩnh vực như luật lao động, tự do hóa đầu tư, an ninh mạng, quy tắc dữ liệu xuyên biên giới và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Những cải cách này sẽ tạo ra động lực thương mại và đầu tư từ các thành viên đối tác, theo đó thúc đẩy tăng trưởng chuỗi cung ứng.

Thêm vào đó, RCEP cũng hợp lý hóa các thỏa thuận thương mại ưu đãi chồng chéo khác nhau mà hầu hết các thành viên RCEP đã có với nhau từ trước bằng những quy tắc thương mại chung. Điều này sẽ giúp giảm chi phí thương mại cho các doanh nghiệp.

Nguyễn Ngọc

Bình luận

Nổi bật

Dòng tiền FDI chuyển hướng sang dự án khu công nghiệp, văn phòng

Dòng tiền FDI chuyển hướng sang dự án khu công nghiệp, văn phòng

sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 16:22

Gần đây nguồn cung các dự án bất động sản nhà ở khá hạn chế, vì vậy khối ngoại chuyển hướng sang các dự án khu công nghiệp, văn phòng, vốn là những dự án đang vận hành, pháp lý rõ ràng và sẵn sàng hơn, dễ thực hiện M&A hơn, theo Phó Giám đốc Bộ phận Tư vấn Đầu tư Savills.

Nhà sáng lập Ecopark nhận cú đúp giải thưởng tại Việt Nam PropertyGuru 2024

Nhà sáng lập Ecopark nhận cú đúp giải thưởng tại Việt Nam PropertyGuru 2024

sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 15:31

Nhà sáng lập Ecopark vừa được vinh danh ở hạng mục Chủ đầu tư của thập kỉ do BTC Giải thưởng Bất động sản Việt Nam PropertyGuru trao tặng. Riêng dự án Ecovillage Saigon River- bất động sản Blue Zones đầu tiên tại Việt Nam còn nhận được giải thưởng Dự án có thiết kế cảnh quan đẹp nhất Việt Nam.

Masterise Homes định hình nhịp sống thời thượng tại trung tâm mới với Masteri Grand View

Masterise Homes định hình nhịp sống thời thượng tại trung tâm mới với Masteri Grand View

sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 15:31

Masteri Grand View – phân khu cao tầng đầu tiên tại The Global City với thiết kế tinh tế và hệ tiện ích đẳng cấp không chỉ mang đến không gian sống hoàn hảo mà còn định hình phong cách sống thời thượng chuẩn quốc tế và mở ra cơ hội đầu tư bền vững tại trung tâm mới của TP.HCM.