Dữ liệu cũ
Thứ năm, 21/11/2019, 09:56 AM

Vì sao Ấn Độ rút khỏi RCEP?

(NTD) - Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) dự kiến sẽ bao gồm nền kinh tế năng động của 10 quốc gia ASEAN và 6 nước đối tác gồm Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ và New Zealand. Nhưng sau hơn bảy năm đàm phán, tại hội nghị thượng đỉnh vào đầu tháng 11 ở Bangkok, Thủ tướng Narendra Modi đã thẳng thừng tuyên bố Ấn Độ sẽ không ký và không tham gia.

Nếu như đúng kế hoạch với việc Trung Quốc và Ấn Độ đều tham gia, RCEP sẽ là hiệp định bao quát hơn 3 tỷ người, tức gần phân nửa dân số thế giới, và có tổng GDP khoảng 17.000 tỷ USD, và chiếm khoảng 40% tổng thương mại thế giới.

Khi đưa ra tuyên bố, Thủ tướng Modi truyền tải thông điệp không chỉ xoa dịu nỗi thất vọng từ những nước khác mà còn nhắm đến người dân Ấn Độ. Ông đã nhắc đến anh hùng dân tộc Mahatma Gandhi với câu nói: “Talisman của Ngài Gandhi”, đồng thời tuyên bố rằng lương tâm ông không ủng hộ việc gia nhập RCEP. (Talisman của Ngài Gandhi là một khẩu hiệu nổi tiếng tại Ấn Độ, với hàm ý là nếu gặp khó khăn khi đưa ra quyết định thì hãy nghĩ tới lợi ích của những người yếu thế và nghèo khổ).

Nhà bình luận Nilanjan Mukhopadhyay tại New Delhi cho biết quyết định của Thủ tướng Modi liên quan tới tình hình hiện nay ở Ấn Độ: Đảng Bharatiya Janata (BJP) đương quyền đã không thể giành chiến thắng lớn tại hai cuộc bầu cử cấp bang vào tháng 10 và lo lắng về tình hình kinh tế hiện tại.

a
Nhiều người dân Ấn Độ phản đối RCEP. (Ảnh: Reuters).

Người dân Ấn Độ cảm thấy bất an với tình trạng kinh tế xã hội hiện tại. Và một lý do khác khiến ông Modi không có nhiều lựa chọn về RCEP là người dân Ấn Độ cho rằng “các cải cách chỉ có lợi cho tầng lớp người giàu, thay vì người nghèo”.

Kinh tế Ấn Độ đang trải qua khoảng thời gian khó khăn, tăng trưởng GDP chậm lại trong quý thứ 5 liên tiếp kể từ quý I/2018. Khi Chính phủ Ấn Độ phải chịu nhiều áp lực trong việc giải quyết tình hình kinh tế trong nước, thì thỏa thuận thương mại lớn như RCEP sẽ đẩy các doanh nghiệp và người nông dân Ấn Độ vào cuộc cạnh tranh khốc liệt với những quốc gia khác. Theo một nghiên cứu của tổ chức Swadeshi Jagaran Manch, RCEP có thể khiến cho 50 triệu lao động nông thôn ở Ấn Độ mất việc làm.

Ấn Độ hiện có thặng dư thương mại rất lớn với hầu hết các nền kinh tế hàng đầu thế giới. Trong 15 quốc gia RCEP, Ấn Độ có thặng dư với ít nhất là 11 nước: tăng gấp đôi từ 54 tỷ USD giai đoạn 2013-2014 lên 105 tỷ USD giai đoạn 2018-2019. Gia nhập RCEP, mức thặng dư này có thể chuyển thành thâm thủng.

Năm 2017, Viện Nghiên cứu Niti Aayog của Ấn Độ đã đăng báo cáo phân tích hàng loạt hiệp định tự do thương mại (FTA) Ấn Độ đã ký kết trong 10 năm qua - với Sri Lanka, Malaysia, Singapore và Hàn Quốc: “Nhập khẩu của Ấn Độ từ các quốc gia có FTA đã tăng trong khi xuất khẩu tới những địa điểm này lại chưa cân bằng”.

Ở thời điểm hiện tại, 20% mặt hàng xuất khẩu của Ấn Độ là tới các quốc gia RCEP. Đổi lại, 35% nhập khẩu của Ấn Độ là từ các nước thành viên RCEP. Nhưng con đường quay lại RCEP của Ấn Độ không hoàn toàn bị đóng sập. Sau tuyên bố của Thủ tướng Modi, Bộ trưởng Thương mại Piyush Goyal cho biết Ấn Độ vẫn có khả năng gia nhập RCEP trong tương lai, bởi với “mối quan hệ và cam kết quốc tế” thì các cánh cửa “không nên đóng sập hoàn toàn”.

“Trung Quốc không nhân nhượng các yêu cầu của Ấn Độ!”

Với việc hầu hết thuế quan trong RCEP bị cắt giảm hoặc xóa bỏ, trong bối cảnh Ấn Độ đang có thâm hụt thương mại lớn với Trung Quốc, thị trường Ấn Độ có thể bị ngập tràn bởi hàng hóa Trung Quốc. Trên thực tế, thâm hụt thương mại giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã lên tới mức 58 tỷ USD vào năm 2018. Con số này có thể sẽ gia tăng nhanh chóng nếu Ấn Độ tham gia vào RCEP. Một báo cáo của cơ quan thương mại Ấn Độ cho thấy sau khi Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc đi vào thực thi năm 2010, thương mại hàng hóa của các nước Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Philippines và Singapore với Trung Quốc chuyển từ thặng dư 53 tỷ USD thành thâm hụt 54 tỷ USD trong năm 2016.

Các chuyên gia Ấn Độ đã khuyến nghị: “Đàm phán RCEP, đặc biệt là đàm phán với Trung Quốc, cần phải được suy xét thận trọng. Ngành công nghiệp Ấn Độ sẽ bất lợi nếu Ấn Độ đồng ý một lộ trình cắt giảm thuế quan đặc biệt cho Trung Quốc”.

Vì lý do trên, khi đàm phán RCEP, Ấn Độ đã đề xuất lập một cơ chế tự động nâng thuế nếu hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vượt ngưỡng nhất định. Ấn Độ cũng muốn một cơ chế để dịch vụ của Ấn Độ được tiếp cận thị thường RCEP. Trong quá trình đàm phán RCEP, Ấn Độ cũng đã đưa ra những nhượng bộ, bao gồm cả việc gỡ bỏ các biện pháp bảo vệ trong một số lĩnh vực nhạy cảm như nông nghiệp. Tuy nhiên, cho đến phút cuối cùng của cuộc đàm phán, Trung Quốc vẫn không nhân nhượng trước các đòi hỏi trên đây của Ấn Độ.

Ricky Hồ thực hiện

Tường Quyên (Theo AFP, Reuters)

 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.