Nhận định của HSBC Việt Nam về hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vưc RCEP
(CL&CS)- Sau một chặng đường dài 8 năm, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đã được ký kết ngày 15/11/2020, bao gồm 15 quốc gia trong đó 10 nước thuộc khối ASEAN và năm quốc gia mà ASEAN có hiệp định tự do thương mại gồm Úc, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand.
Hiệp định RCEP, với thị trường 2,2 tỷ người tiêu dùng và tổng GDP 26,2 ngàn tỷ đô la Mỹ, chiếm hơn 30% GDP toàn cầu, tạo nên một khối tự do thương mại lớn nhất mà thế giới từng chứng kiến. Các quốc gia thành viên sẽ tham gia vào một thị trường mở về hàng hóa, dịch vụ, cơ hội đầu tư, thương mại trong đó các thủ tục hải quan được đơn giản hóa.
Việc ký kết hiệp định trực tuyến bất kể đại dịch COVID-19 kéo dài đã cho thấy quyết tâm của Chính phủ 15 nước thành viên đối với hợp tác, kết nối và trong việc xây dựng một nền kinh tế thịnh vượng chung. Mặc dù thương mại quốc tế còn nhiều bất ổn tiềm tàng, việc ký kết hiệp định RCEP thể hiện niềm tin vào mở cửa thị trường sẽ dẫn tới tăng trưởng kinh tế cao hơn, xa hơn. Tầm quan trọng của hiệp định RCEP còn được nhấn mạnh hơn trong việc hồi phục kinh tế hậu COVID-19. Hiệp định sẽ thúc đẩy mạnh mẽ chuỗi cung ứng của vùng và giúp nền kinh tế Việt Nam và ASEAN phát triển thịnh vượng. Thương mại nội khối của châu Á vốn đã lớn hơn thương mại giữa châu Á với Bắc Mỹ và châu Âu cộng lại, sẽ tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu và kéo trọng lực trung tâm kinh tế ngày càng gần lại châu Á.
Ông Tim Evans – Tổng Giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam
Chúng ta có thể thấy vị thế ngày càng cao của Việt Nam, trong vai trò chủ tịch ASEAN năm nay và một phần thông qua quyết định áp dụng một cách tiếp cận phi truyền thống để thúc đẩy hiệp định được ký kết (hình thức trực tuyến). Với những lợi ích vô cùng to lớn được kỳ vọng từ hiệp định, RCEP là một trong những ưu tiên hàng đầu của Việt Nam trong chiến lược hội nhập. Quốc gia đã và đang rất trung thành với nguyên tắc mở cửa và đã có trong tay 12 hiệp định tự do thương mại, cả song phương và đa phương. Hiệp định gần nhất với nhiều lợi ích là EVFTA được phê chuẩn vào tháng Sáu năm nay. Riênghiệp định RCEP có thể giúp các công ty Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, tham gia vào chuỗi cung ứng vùng và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Các doanh nghiệp Việt Nam đang mong chờ tới thời điểm hiệp định có hiệu lực để giảm thuế quan và đơn giản hóa các thủ tục hải quan cũng như có cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu. Không những vậy, các công ty Việt Nam có thể tiếp cận nguồn nguyên vật liệu từ các quốc gia khác nhau phục vụ nhu cầu xuất khẩu của mình trong khi đáp ứng nguyên tắc xuất xứ nội khối để có thể tận dụng biểu thuế quan ưu đãi.
Chúng tôi kỳ vọng hiệp định có hiệu lực vào năm 2021 để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh COVID-19 vẫn còn ảnh hưởng. Chúng tôi cũng hy vọng các thành viên của RCEP sẽ phát huy những tiến bộ họ đã đạt được và thúc đẩy hơn nữa tự do hóa thương mại và đầu tư trong khu vực.
Trung Kiên
Bình luận
Nổi bật
Quảng Ninh: Diễn đàn đầu tư số Quốc tế tại Việt Nam năm 2024
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 15:43
(CL&CS) - Trong khuôn khổ Tuần lễ số Quốc tế Việt Nam được tổ chức tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, ngày 20/11, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh tổ chức Diễn đàn đầu tư số quốc tế tại Việt Nam năm 2024.
Năm 2025, Hà Nội phấn đấu tiết kiệm tối thiểu 2,2% tổng điện năng tiêu thụ
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 15:43
(CL&CS) - Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Kế hoạch số 330/KH-UBND ngày 18/11/2024 về việc thực hiện Chương trình quốc gia về Quản lý nhu cầu điện trên địa bàn TP. Hà Nội năm 2025.
10 giải pháp công nghệ vào chung kết Cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống 2024
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 15:43
(CL&CS) - Vừa qua, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) cho biết, Cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống 2024 (Data for life 2024) do Bộ Công an phát động, đã chọn được 10 đội xuất sắc vào chung kết, diễn ra trong 2 ngày 26 và 27/11 tới.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.