Quốc gia đông dân nhất thế giới đối mặt già hóa dân số vào giữa đến cuối thế kỷ
Mặc dù có một lượng lớn người trong độ tuổi lao động, các chuyên gia đã sớm dự báo quốc gia này sẽ đối mặt với tình trạng già hóa dân số.
Tháng 4/2023, Ấn Độ vượt qua Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới với 1,428 tỷ người. Nhiều người kỳ vọng dân số trẻ của Ấn Độ sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế mạnh mẽ. Tuy nhiên, các chuyên gia lo ngại rằng Ấn Độ có thể phải đối mặt với tương lai già hóa dân số, tương tự như Trung Quốc.
Dự báo cho thấy tỷ lệ người cao tuổi ở Ấn Độ sẽ tăng dần qua các thập kỷ: từ 5% dân số năm 1950 lên 10% vào năm 2016, và có thể đạt 19% vào năm 2050. Báo cáo của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) năm 2023 dự đoán rằng vào cuối thế kỷ này, người cao tuổi có thể chiếm hơn 36% dân số. Từ năm 2010, số người cao tuổi đã tăng nhanh, trong khi số trẻ em dưới 15 tuổi lại giảm đáng kể.
Trong giai đoạn 2011-2021, tốc độ già hóa dân số ở Ấn Độ tăng 36%, nhanh gấp ba lần tốc độ tăng trưởng dân số chung. Theo dữ liệu từ HelpAge India, Ấn Độ chỉ mất khoảng 20 năm để tăng gấp đôi tỷ lệ người cao tuổi, trong khi Pháp mất hơn 100 năm để đạt được điều này.
Nghiên cứu về lão hóa ở Ấn Độ công bố năm 2021 nhận định rằng già hóa dân số tại quốc gia này là "không thể tránh khỏi." Nhận thức được điều này, Tổ chức Bảo trợ Nhân thọ Ấn Độ đã công bố tài liệu "Tầm nhìn 47" vào năm 2022, gợi ý rằng tăng tuổi nghỉ hưu có thể là giải pháp để giảm áp lực cho hệ thống lương hưu.
Sự gia tăng dân số già ở Ấn Độ sẽ kéo theo nhiều thách thức kinh tế và xã hội. UNFPA nhấn mạnh rằng số lượng phụ nữ góa chồng sẽ tăng lên do phụ nữ thường sống thọ hơn nam giới. Tỷ lệ phụ nữ cao tuổi so với nam giới cao tuổi sẽ tăng đáng kể từ độ tuổi 60 đến 80, điều này đòi hỏi các chính sách và chương trình phải đặc biệt chú trọng đến nhu cầu của họ.
Phụ nữ sống ở nông thôn Ấn Độ sẽ đối mặt với nhiều khó khăn hơn so với phụ nữ ở thành thị. Họ thường bị cô lập, gặp khó khăn trong việc di chuyển do hạ tầng giao thông kém, thu nhập không ổn định và thiếu dịch vụ y tế phù hợp. Báo cáo chỉ ra rằng phụ nữ góa chồng cao tuổi thường phải sống một mình, ít nhận được sự hỗ trợ và dễ mắc bệnh hơn. Với thu nhập thấp hoặc không có, cộng thêm chi phí chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng, dân số già ở Ấn Độ sẽ phải đối mặt với nhiều áp lực kinh tế.
Một nghiên cứu của UNFPA năm 2018 cho thấy, 51% nam giới từ 60 tuổi trở lên vẫn còn làm việc, trong khi con số này ở phụ nữ chỉ là 22%. Tỷ lệ người cao tuổi làm việc ở nông thôn (40%) cao hơn đáng kể so với ở thành thị (25,6%).
Già hóa dân số dẫn đến tăng sự phụ thuộc kinh tế do mất thu nhập, trong khi chi phí chăm sóc sức khỏe lại tăng. UNFPA cảnh báo rằng khả năng tham gia kinh tế bị hạn chế sẽ làm tăng khó khăn trong việc tiếp cận lương hưu cố định, tạo ra thêm bất ổn kinh tế.
Về sức khỏe, hơn một nửa số người cao tuổi ở Ấn Độ mắc ít nhất một bệnh ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và 54% mắc từ hai bệnh không lây nhiễm trở lên. Chỉ 31% số người cao tuổi được bảo hiểm y tế, phần lớn là bảo hiểm công, trong khi chỉ 3% dùng bảo hiểm thương mại. Nhiều người không nhận thức được tầm quan trọng của bảo hiểm, không đủ khả năng chi trả hoặc cảm thấy không cần thiết.
Trong khi đó, Trung Quốc, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, dự kiến sẽ có khoảng 400 triệu người từ 65 tuổi trở lên vào năm 2050, chiếm gần một phần ba dân số. Dân số Trung Quốc đang nhanh chóng già đi do tỷ lệ sinh thấp và cải thiện sức khỏe chung. Tuổi thọ trung bình đã tăng lên 78,2 năm vào năm 2021, cao hơn so với 76,4 năm tại Mỹ, trong khi tỷ lệ sinh chỉ đạt 1,09 vào năm 2022.
Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, mặc dù là quốc gia có thu nhập trung bình cao, Trung Quốc vẫn có một tỷ lệ đáng kể dân số có nguy cơ rơi vào tình trạng nghèo đói. Với tốc độ già hóa nhanh chóng, chính phủ Trung Quốc đang đối mặt với thách thức lớn khi quỹ lương hưu không đủ chi trả và hệ thống chăm sóc sức khỏe không đáp ứng được nhu cầu của người cao tuổi.
*Theo Economy Times
Manh Lan
Bình luận
Nổi bật
Kon Tum sẵn sàng cho Tuần Văn hóa - Du lịch 2024
sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:12
(CL&CS) - Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ 5, kết hợp Liên hoan Cồng chiêng, Xoang các dân tộc thiểu số lần thứ 2, sẽ diễn ra từ ngày 11 - 14/12/2024 với nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh và bảo tồn văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn.
Trọn bộ trải nghiệm độc lạ chỉ có tại 8WONDER Winter Festival
sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 16:22
(CL&CS) - Trượt tuyết, ngắm tuyết rơi hay tham gia bữa tiệc độc lạ giữa không gian băng giá hoặc đón Giáng sinh bật tung sảng khoái đậm màu sắc nhiệt đới… là những trải nghiệm “độc nhất vô nhị” sẽ có mặt 8WONDER Winter Festival phiên bản Cityfest đang khiến dân tình sôi sục, háo hức chờ đợi.
Đà Nẵng lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Giáng sinh - Chào năm mới 2025
sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 15:31
(CL&CS) - Lễ hội Giáng sinh - Chào năm mới Đà Nẵng 2025 lần đầu tiên tổ chức kéo dài trong 20 ngày, với chuỗi các hoạt động văn hóa, du lịch, vui chơi, giải trí độc đáo, mới lạ…
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.