Thứ ba, 22/06/2021, 17:58 PM

Quảng Ninh quản lý mã số vùng trồng: "Giấy thông hành về chất lượng" cho nông sản

(CL&CS)- Trong sản xuất nông nghiệp, mã số vùng trồng được hiểu là mã số định danh cho một vùng trồng, nhằm theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất, kiểm soát sinh vật gây hại, truy xuất nguồn gốc nông sản...

Theo Cục Bảo vệ thực vật, việc cấp mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói hiện nay đang được triển khai thực hiện theo quy định của nước nhập khẩu. Theo đó, chỉ có nông sản (chủ yếu là rau quả tươi) được sản xuất từ vùng trồng, cơ sở đóng gói mới được phép xuất khẩu sang các nước như Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc… và gần đây nhất là Trung Quốc.

Đối với từng thị trường khác nhau, các quy định liên quan đến cấp mã số vùng trồng có thể khác nhau nhưng tựu chung lại mục tiêu của việc cấp, quản lý và giám sát vùng trồng đã được cấp mã số là để đảm bảo truy xuất được đến từng vườn trồng, cơ sở đóng gói về các loại sinh vật gây hại đã phát hiện trên vườn trồng, các biện pháp quản lý sinh vật gây hại đã được sử dụng trên vườn trồng đặc biệt là ghi nhận về các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón đã sử dụng.

Empty

Cán bộ Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật (Sở NN&PTNT) kiểm tra quy trình trồng thanh long tại vùng trồng thanh long phường Phương Đông, TP Uông Bí.

Đồng thời, mỗi mã số vùng trồng được cấp không phải là không có thời hạn mà theo định kỳ, cơ quan có thẩm quyền sẽ phải tiến hành giám sát để đảm bảo vùng trồng đó vẫn đang được quản lý tốt, đáp ứng yêu cầu đặt ra. Trường hợp không đạt yêu cầu theo quy định của nước nhập khẩu, mã số sẽ bị thu hồi.

Theo ông Nguyễn Trung Thành, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật (Sở NN&PTNT): Mỗi mã số vùng trồng được cấp không phải là không có thời hạn mà theo định kỳ, cơ quan có thẩm quyền sẽ phải tiến hành giám sát để đảm bảo vùng trồng đó vẫn đang được quản lý tốt, đáp ứng yêu cầu đặt ra. Trường hợp không đạt yêu cầu theo quy định của nước nhập khẩu, mã số sẽ bị thu hồi. Qua đó, hiện nay, việc quản lý, giám sát chặt chẽ mã số vùng trồng đang được đẩy mạnh thực hiện. Hiện nay, Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật đã thường xuyên cử cán bộ trực tiếp tới kiểm tra các vùng trồng, các cơ sở đóng gói để kiểm soát hàng hóa xuất khẩu từ các vùng trồng và cơ sở đóng gói để đảm bảo yêu cầu chất lượng, cũng như tránh việc mạo danh mã số, cũng như các hành vi vi phạm liên quan đến sử dụng mã số vùng trồng.

Tính riêng trong 5 tháng năm 2021, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã tiến hành tổ chức 5 đợt kiểm tra quy trình sản xuất, lấy trên 100 mẫu nông sản từ các vùng trồng được cấp mã số. Qua kiểm tra, các quy trình và mẫu nông sản đều đáp ứng theo đúng tiêu chuẩn quy định. Chi cục cũng chủ động tập huấn cho cán bộ kỹ thuật địa phương về các tiêu chí liên quan đến kiểm tra, giám sát vùng trồng, cơ sở đóng gói để phục vụ cấp và quản lý mã số.

Việc kiểm tra vùng trồng, cơ sở đóng gói để đề nghị cấp mã số và giám sát các mã số đã được cấp chủ yếu do các địa phương thực hiện. Sau khi kiểm tra, giám sát sẽ báo cáo kết quả về Cục Bảo vệ thực vật là cơ quan đầu mối của Bộ NN-PTNT để được cấp mã số và gửi thông tin sang nước nhập khẩu. Việc gắn mã số vùng trồng hiện nay đang ngày càng được các địa phương quan tâm hơn do yêu cầu khắt khe từ phía các đơn vị tiêu thụ, nhất là đối tác nước ngoài.

Empty

Người dân phường Phương Nam, TP Uông Bí thu hoạch vải chín sớm.

Theo thống kê của Sở NN&PTNT, hiện trên địa bàn tỉnh có 14 vùng trồng cây ăn quả đã được Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) thẩm định, cấp mã số vùng trồng, đảm bảo yêu cầu xuất khẩu chủ yếu là sang thị trường Trung Quốc như: Vùng thanh long An sinh, xã An Sinh, TX Đông Triều; vùng thanh long Phương Đông, phường Phương Đông, TP Uông Bí; vùng nhãn An Sinh, xã An Sinh, TX Đông Triều; vùng vải chín sớm Phương Nam, phường Phương Nam, TP Uông Bí;... 

Là một trong những hộ dân sản xuất vải chín sớm theo tiêu chuẩn VietGAP hiệu quả, từ năm 2019, vườn vải chín sớm của hộ bà Vũ Thị Vương, phường Phương Nam được lựa chọn là một trong nhưng hộ được cấp mã số vùng trồng vải chín sớm Phương Nam do Cục Bảo vệ thực vật thẩm định, chứng nhận. Bà Vương chia sẻ: Để chăm sóc vải chín sớm đạt chất lượng tốt nhất, đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu. Ngay từ khi cây vải chín sớm ra hoa, đậu quả non, gia đình tôi thường xuyên chủ động trao đổi kinh nghiệm chăm sóc vải với các hộ thành viên trong vùng, đồng thời ghi sổ nhật ký thực hiện các quy trình kỹ thuật theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Sử dụng máy cắt cỏ, dọn vệ sinh vườn để hạn chế mầm bệnh gây hại. Đặc biệt phải tuân thủ việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục cho phép.

Trung Kiên

Bình luận

Nổi bật

Ứng dụng công nghệ kỹ thuật trong kiểm soát chất lượng nước

Ứng dụng công nghệ kỹ thuật trong kiểm soát chất lượng nước

sự kiện🞄Thứ hai, 25/03/2024, 08:19

(CL&CS)- Viện VKIST phối hợp với Hội các phòng Thử nghiệm Việt Nam và Hiệp hội các nhà sản xuất thiết bị phân tích Nhật Bản tổ chức Hội thảo “Chất lượng nước - Những kỹ thuật mới nhất trong đảm bảo và kiểm soát chất lượng.

Quy định mới về kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường

Quy định mới về kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 21:28

(CL&CS)- Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư số 01/2024/TT-BKHCN ngày 18 tháng 01 năm 2024 quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường.

Nâng cao chất lượng rừng nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng và phòng, chống thiên tai

Nâng cao chất lượng rừng nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng và phòng, chống thiên tai

sự kiện🞄Thứ sáu, 09/02/2024, 23:11

(CL&CS)- Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ký Quyết định 171/QĐ-TTg ngày 7/2/2024 phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng rừng nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng và phòng, chống thiên tai đến năm 2030.