Thứ bảy, 16/03/2024, 19:15 PM

Quận rộng nhất Hà Nội có hai công viên trăm tỷ, cầu hơn 120 tuổi

Đây cũng là quận duy nhất nằm ở phía tả ngạn sông Hồng thuộc TP. Hà Nội đóng vai trò đặc biệt quan trọng tại khu vực cửa ngõ vùng Đông Bắc Thủ đô.

Quận có diện tích lớn nhất Thủ đô

Từ thuở xa xưa, nhân loại đã luôn biết chọn những vùng đồng bằng châu thổ làm nơi cư ngụ. Long Biên cũng là nơi ghi lại nhiều dấu tích quan trọng của xã hội Việt Nam từ thời đầu dựng nước.

Theo sách “Đại Nam Nhất Thống Chí” vào thời Lý, khu vực được gọi là “đất rồng Long Biên” nằm ở chính giữa châu Thổ sông Hồng, là nơi gặp nhau của hai dòng sông huyết mạch là sông Cái (Hồng Hà) và sông Đuống (Thiên Đức).

Long Biên dưới thời Lý thuộc phủ Thiên Đức; thời Trần, Lê thuộc Lộ Bắc Giang; thời Hậu Lê thuộc phủ Thuận An; thời Nguyễn thuộc trấn Bắc Giang và sau là tỉnh Bắc Ninh. 

Diện mạo hiện đại của Long Biên

Diện mạo hiện đại của Long Biên

Ngày 6/11/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 132/2003/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập quận Long Biên thuộc TP Hà Nội. Với diện tích gần 60,1km2, quận Long Biên có 14 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 14 phường: Bồ Đề, Cự Khối, Đức Giang, Gia Thụy, Giang Biên, Long Biên, Ngọc Lâm, Ngọc Thụy, Phúc Đồng, Phúc Lợi, Sài Đồng, Thạch Bàn, Thượng Thanh, Việt Hưng. Đây cũng là quận có diện tích lớn nhất của Thủ đô tính đến thời điểm hiện nay.

Về vị trí tiếp giáp, phía Đông và phía Nam của quận giáp huyện Gia Lâm với ranh giới là sông Đuống và Quốc lộ 1A mới. Phía Tây giáp các quận Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng với ranh giới tự nhiên là sông Hồng. Phía Tây Nam giáp quận Hoàng Mai với ranh giới là sông Hồng. Phía Bắc giáp huyện Đông Anh với ranh giới là sông Đuống.

Long Biên - miền đất của di tích và danh thắng

Long Biên gắn liền với tên tuổi Quốc công Thái úy Lý Thường Kiệt, người anh hùng dân tộc đã viết nên những trang sử chói lọi chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Theo nhiều thông tin trong sử sách, ông vốn là người phường Cơ Xá, sau chuyển sang bờ bắc sông Hồng (nay thuộc phường Ngọc Thụy).

Long Biên cũng có làng cổ Tử Đình (nay thuộc phường Long Biên) có lịch sử tồn tại rất lâu đời, gần 2.000 năm về trước. Nơi này hiện thờ danh tướng Thành Công Tương Liệt, sau khi tham gia đánh đuổi giặc phương Bắc xâm lược, ông đã được Hai Bà Trưng phong cho thực ấp.

Khi qua trang Cổ Linh thấy phong cảnh hữu tình, dân chúng cần cù làm ăn, tướng Thành Công đã ở lại Cổ Linh và xây đền thờ sống của ông (Sinh Từ) tại thôn Tử Đình. Sau này ông hy sinh trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược nhà Hán, cả 5 thôn trong xã Cổ Linh đều thờ ông là Thành Hoàng bản thổ.

Tại Long Biên có nhiều di tích, danh thắng cổ

Tại Long Biên có nhiều di tích, danh thắng cổ

Tại thôn Tình Quang (Giang Biên) có đình thờ Lý Bí, vị anh hùng thế kỷ thứ VI, phất cao ngọn cờ khởi nghĩa chống quân Lương xâm lược.

Khởi nghĩa thắng lợi, ông dựng lên Nhà nước Vạn Xuân với hàm nghĩa một đất nước trường tồn mãi mãi và là Người định hướng đầu tiên định đô ở Thăng Long. Đình Lệ Mật thờ ông Hoàng Quý Công đã có công cứu xác công chúa nhà Lý, khi được Vua ban lộc chỉ xin phân binh lập trại cày cấy làm ăn và lập 13 làng trại ở phía Tây kinh thành Thăng Long.

Đình Thanh Am (Thượng Thanh) thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Năm Ất Mùi (1535), Ông đỗ Trạng nguyên dưới triều Mạc. Ông nổi tiếng là một bậc tôn sư trọng đạo, được cả nước kính nể. Ông để lại cho đời sau biết bao nhiêu áng văn thơ kiệt xuất và cả một kho “Sấm ký”…

Long Biên hôm nay với nhiều điểm đến hấp dẫn

Từ một huyện ngoại thành Hà Nội, Long Biên những năm nay đã lột xác nhanh chóng, hình thành các khu đô thị lớn, đồng bộ và hiện đại như Khu đô thị Việt Hưng, Sài Đồng, Bồ Đề, Thạch Bàn, Vinhomes Riverside, Rice Home Sông Hồng, Hà Nội Garden City, Vinhomes The Harmony, Berriver Long Biên...

Long Biên cũng là nơi 3 tuyến đường giao thông huyết mạch của Hà Nội chạy qua, gồm Quốc lộ 1A, Quốc lộ 1B, Quốc lộ 5, giúp kết nối 3 vùng kinh tế lớn của miền Bắc là Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh.

Với biên giới tự nhiên là sông Hồng và sông Đuống, Long Biên rất phát triển về các tuyến giao thông đường thủy, thuận lợi cho hoạt động trung chuyển hàng hóa, giúp phát triển mạnh về công nghiệp. Đó là những yếu tố cơ bản thuận lợi cho quận Long Biên phát triển nhanh, mạnh và bền vững về kinh tế - xã hội.

Cầu Long Biên

Cầu Long Biên (tên cũ là cầu Paul Doumer) là cây cầu bắc qua sông Hồng kết nối quận Hoàn Kiếm, quận Ba Đình với quận Long Biên của Hà Nội. Nhiều năm về trước, những cư dân Long Biên vẫn thường mô tả địa chỉ nhà của mình là ở "bên kia cầu," nói về quãng đường "vượt sông" để trở về nhà.

Chiếc cầu được xây dựng từ năm 1898 tới năm 1902 bởi công ty Daydé & Pillé, và được sử dụng vào năm 1903. Trước đây, do một số thông tin không chính xác đăng tải trên các phương tiện truyền thông, không ít người nhầm lẫn khi cho rằng “cha đẻ” của cầu Long Biên là kỹ sư lừng danh người Pháp Gustave Eiffel, người đã thiết kế nên tháp Eiffel.

Cầu Long Biên - một trong những biểu tượng lớn của Thủ đô ngàn năm văn hiến

Cầu Long Biên - một trong những biểu tượng lớn của Thủ đô ngàn năm văn hiến

Vào những năm đầu thế kỷ 20, cầu Long Biên là địa điểm hóng gió lý tưởng của giới trẻ, với phong cảnh sông Hồng rộng lớn, cùng những quán nước nhỏ bán đồ ăn vặt như ngô nướng, khoai nướng, những sản vật quen thuộc của khu đất bãi bên dưới cầu.

Đặc biệt, khu vực bãi giữa sông Hồng phía dưới cầu Long Biên tuy thuộc quận Hoàn Kiếm, nhưng do vị trí đặc biệt, từ nhiều năm nay rất nhiều người dân Hà Nội vẫn coi nơi đó như một phần của quận Long Biên. Đó là một vùng đất trù phú, với những bãi ngô, vườn rau tươi tốt, là nơi mà nhiều người Hà Nội lựa chọn như một điểm du lịch gần gũi với thiên nhiên.

Hiện nay, cầu Long Biên đã xuống cấp nếu so sánh với những cây cầu mới xây. Nhưng lịch sử lâu đời, vị trí đẹp và hình dáng cổ kính đã khiến cây cầu trở thành một biểu tượng không thể thiếu của Thủ đô cùng lịch sử hàng nghìn năm văn hiến. Hình ảnh của cây cầu này được in hình trên những bưu thiếp, tranh lụa, trở thành món quà lưu niệm tuyệt đẹp cho du khách.

Công viên Ngọc Thụy

Công viên Ngọc Thuỵ có diện tích gần 7ha, tổng vốn đầu tư gần 208 tỷ đồng, được quận Long Biên khánh thành nhân kỷ niệm 69 năm ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954) và kỷ niệm 20 năm thành lập quận. Công viên Ngọc Thụy thuộc phường Ngọc Thụy có diện tích 6,86ha, gồm mặt nước 3,36ha; công viên, cây xanh, quảng trường và các công trình kiến trúc khác, đồng bộ có diện tích khoảng 3,5ha.

Công viên Ngọc Thụy, hồ Ngọc Thụy đóng vai trò điều hòa thoát nước khu vực, tạo cảnh quan môi trường vườn hoa, cây xanh; phục vụ nhu cầu thể dục thể thao, vui chơi giải trí cho dân dân địa phương. Trong đó, xây dựng hồ điều hòa với diện tích khoảng 33.600m2, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật và thoát nước, kết nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và thoát nước của khu vực theo quy hoạch. 

Hình ảnh công viên Ngọc Thụy khi nhìn từ trên cao

Hình ảnh công viên Ngọc Thụy khi nhìn từ trên cao

Công viên cây xanh, quảng trường, cảnh quan trên diện tích 31.904m2 bao gồm quảng trường, sân tổ chức sự kiện giao lưu văn hóa, thể thao, sinh hoạt cộng đồng, từng bước nâng cao đời sống của người dân khu vực. Công trình được đánh giá là có diện mạo đẹp, hiện đại nhất quận Long Biên, với hệ thống chiếu sáng, cầu dẫn, phun nước thông minh. Đây trở thành điểm đến hấp dẫn cho người dân Long Biên và khách du lịch khi đến với vùng đất 'bên kia sông'.

Công viên Long Biên

Công viên Long Biên là công trình gắn biển chào mừng 20 năm thành lập quận Long Biên (6/11/2003 - 6/11/2023). Công viên có 5 cổng, thiết kế cách điệu mềm mại, với nhiều hình dáng khác nhau. Tất cả cổng đều để mở, không có rào chắn, barie. Đã có thời điểm công viên Long Biên bị bỏ hoang, tuy nhiên hiện nay, công trình này đã được cải tạo để trở thành một điểm đến hấp dẫn du khách.

AEON Mall Long Biên

Không phải là trung tâm thương mại lớn đầu tiên được xây dựng tại Hà Nội, nhưng với diện tích lớn tới 5,6ha, AEON Mall Long Biên khi mới khai trương vào năm 2015 đã khiến khách hàng choáng ngợp bởi quy mô lớn, phong cách thiết kế độc đáo, vừa tinh tế vừa thuận tiện của đất nước Mặt Trời mọc.

Đến Aeon Mall Long Biên bạn sẽ có cơ hội được trải nghiệm chuỗi nhà hàng, dịch vụ, siêu thị, ẩm thực và giải trí từ bình dân đến cao cấp, nhưng theo một cách thức hoàn toàn khác với những trung tâm thương mại trước và sau đó.

AEON Mall Long Biên hiện đại

AEON Mall Long Biên hiện đại

Big C Long Biên

Khai trương từ năm 2011, Big C Long Biên tập trung phát triển hướng đến khu vực quận Long Biên, các khu đô thị mới, nơi chưa có trung tâm thương mại nào cũng như mang đến một khu mua sắm với quy mô lớn, thực sự khác biệt cho khách hàng đến từ trung tâm Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Cầu Vĩnh Tuy

Cầu Vĩnh Tuy là một cây cầu bắc qua sông Hồng, phía đầu cầu bên trung tâm Hà Nội nằm ở địa phận phường Vĩnh Tuy, TP Hà Nội, nối quận Hai Bà Trưng và quận Long Biên.

Cầu Vĩnh Tuy được khánh thành vào năm 2008, và nhanh chóng đóng một vai trò quan trọng trong điều tiết giao thông của TP Hà Nội, cũng khiến Long Biên trở nên gần gũi hơn với nội thành Hà Nội.

Thùy Dung

Bình luận

Nổi bật

Thủ tướng phê duyệt hơn 3.000 tỷ đồng cho dự án mở rộng cao tốc 'huyết mạch' nối Huế - Đà Nẵng

Thủ tướng phê duyệt hơn 3.000 tỷ đồng cho dự án mở rộng cao tốc 'huyết mạch' nối Huế - Đà Nẵng

sự kiện🞄Thứ hai, 06/05/2024, 11:42

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà mới đây đã ký Quyết định số 348 phê duyệt chủ trương đầu tư dự án mở rộng cao tốc La Sơn - Hòa Liên với sơ bộ tổng mức đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng.

Cây cầu gần 2.000 tỷ đồng, là điểm nối giữa thành phố lớn thứ ba Việt Nam và tỉnh có đường bờ biển dài thứ hai Việt Nam sắp hoàn thành

Cây cầu gần 2.000 tỷ đồng, là điểm nối giữa thành phố lớn thứ ba Việt Nam và tỉnh có đường bờ biển dài thứ hai Việt Nam sắp hoàn thành

sự kiện🞄Thứ hai, 06/05/2024, 10:29

Đây là cây cầu thứ ba kết nối hai tỉnh này với nhau, dự kiến ngày 13/5 tới đây công trình sẽ hoàn thành.

Tuyến đường hơn 1.400 tỷ đồng, có 14 làn xe, là điểm nối giữa hai tuyến cao tốc trọng điểm sẽ hoàn thành trong tháng 6/2024

Tuyến đường hơn 1.400 tỷ đồng, có 14 làn xe, là điểm nối giữa hai tuyến cao tốc trọng điểm sẽ hoàn thành trong tháng 6/2024

sự kiện🞄Thứ hai, 06/05/2024, 10:19

Đây là dự án thành phần thuộc dự án tuyến đường bộ nối 2 đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòn với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình có chiều dài 47,7km trải dài trên 2 tỉnh Hưng Yên và Hà Nam.