Phó Thống đốc: Khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp đang rất khó khăn

(CL&CS) - Theo Phó Phó Thống đốc Ngân hành Nhà nước Đào Minh Tú, hiện nay khả năng hấp thụ vốn tín dụng của doanh nghiệp đang rất khó khăn. Giải quyết vấn đề này sao cho có hiệu quả là thách thức lớn của ngành ngân hàng.

Phó Thống đốc cho rằng, chúng ta phải nhận diện đúng điểm nghẽn để có thể khơi thông dòng vốn, tháo gỡ điểm còn khó khăn. (Ảnh: SBV)

Phó Thống đốc cho rằng, chúng ta phải nhận diện đúng điểm nghẽn để có thể khơi thông dòng vốn, tháo gỡ điểm còn khó khăn. (Ảnh: SBV)

Tại Hội thảo Tăng cường khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn của khu vực doanh nghiệp, Phó Thống đốc Ngân hành Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết, nền kinh tế Việt Nam đang trải qua một giai đoạn hết sức khó khăn.

Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm ở mức thấp nhất kể từ năm 2011 đến nay (ngoại trừ năm 2020), khu vực sản xuất liên tục bị thu hẹp, số lượng doanh nghiệp mới giảm về số lượng và quy mô, trong khi số công ty giải thể tăng lên.

Trong dòng chảy chính sách đó, Phó Thống đốc cho biết, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, đảm bảo kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ, sự an toàn của hệ thống ngân hàng, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Trong đó, những nỗ lực giảm mặt bằng lãi suất trong nền kinh tế, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí thanh toán… đã góp phần hỗ trợ khu vực doanh nghiệp vượt qua các khó khăn, thách thức, duy trì hoạt động sản xuất - kinh doanh để từng bước phục hồi.

Tuy nhiên, tín dụng chỉ mới có tín hiệu tăng trở lại từ tháng 6, sang đến cuối tháng 7, tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 4,6%, giảm đáng kể so với cùng thời điểm năm 2022 (9,54%).

“Điều này cho thấy khả năng hấp thụ vốn tín dụng của doanh nghiệp đang rất khó khăn. Giải quyết vấn đề này sao cho có hiệu quả là thách thức lớn của ngành ngân hàng”, Phó Thống đốc nói.

Theo ông Tú, tình hình kinh tế thế giới, cùng với những hệ lụy từ đại dịch Covid vẫn đang tiếp tục tác động tới nền kinh tế Việt Nam. Ngoài ra, ông cho biết một số một số ngành cứ khoảng 10 năm lại gặp khó khăn, như một phần trong quy luật phát triển.

“Trên thế giới, lúc nước này hết khó khăn thì lại đến nước khác, cũng như chẳng có dấu hiệu, hy vọng nào cả”, Phó Thống đốc nói về bối cảnh kinh tế toàn cầu.

Cũng theo Phó Thống đốc thì hiện nay doanh nghiệp đang đối mặt với những khó khăn từ “thiếu vốn, thiếu nguồn lực, thiếu cơ chế, thiếu sự hỗ trợ của nhà nước, thiếu sự vươn lên, thiếu những động lực, đòn bẩy…

Đại diện của NHNN cho rằng, cũng rất cần phải chia sẻ với doanh nghiệp vào thời điểm này, bởi khó khăn của kinh tế thế giới, trong nước, đại dịch Covid cũng đã “bào mòn tất cả nguồn lực của doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp nhỏ và vừa”.

“Kể cả những doanh nghiệp không phải quy mô nhỏ thì đi vay cũng có nơi chiếm đến 80-90%, nếu không muốn nói đến một số ít doanh nghiệp là 100% vốn đi vay”, ông nói.

Với tỷ lệ đi vay như thế, trong điều kiện hiện nay thì doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn.

Đối với vấn đề tín dụng, theo Phó Thống đốc, chúng ta phải nhận diện đúng điểm nghẽn để có thể khơi thông dòng vốn, tháo gỡ điểm còn khó khăn.

Tuy nhiên, cũng cần chia sẻ với Chính phủ, Nhà nước, các bộ, ngành lúc này, bởi hiện nay chính sách đã rất quyết liệt, có thể nói là hàng ngày, hàng giờ, hướng đến mục tiêu cuối cùng là để nền kinh tế không bị trầm lắng, tăng trưởng, đảm bảo an sinh xã hội và giải quyết được việc làm cho người dân...

Đối với ngành ngân hàng, doanh nghiệp thì rất khó khăn nhưng đứng ở góc độ điều hành vĩ mô, có những thứ thuộc về khó khăn thường xuyên, hay nói cách khác, đó là ngân hàng có nhiệm vụ điều tiết tiền tệ và hoạt động ngân hàng, để làm sao đảm bảo mục tiêu chính trị lớn nhất là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô nhưng đồng thời phải làm sao giúp tăng trưởng kinh tế.

Hai mục tiêu này nếu bằng một chính sách tiền tệ nhiều khi sẽ ngược chiều nhau nhưng phải tìm điểm chung và đảm bảo được mục tiêu đó. Trong nhiều năm qua, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội, hai mục tiêu này vẫn được đảm bảo.

Phó Thống đốc cho biết, các NHTM phải thể hiện nhiều hơn nữa trách nhiệm với cộng đồng nhưng cũng phải đảm bảo an toàn tài chính, bên cạnh hạ lãi suất là giảm các loại phí. Đồng thời, cắt giảm các thủ tục tiếp cận tín dụng, tạo cơ hội kích thích nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp. Lúc này, các NHTM phải chia sẻ với các doanh nghiệp.

Tiếp tục thực hiện chính sách cơ cấu, giãn hoãn lại nợ, Thông tư 02/2023/TT-NHNN Quy định về việc TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn (Thông tư 02), tuỳ điều kiện thực tế của nền kinh tế có thể xem xét Thông tư 02 cho phù hợp.

Về điều hành chính sách tiền tệ, Phó Thống đốc cũng cho biết thêm, trong thời gian gian tới, NHNN sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, hợp lý, phù hợp với Việt Nam.

Minh Vân

Bình luận

Nổi bật

Ông Nguyễn Cảnh Anh được bầu làm Chủ tịch HĐQT Eximbank

Ông Nguyễn Cảnh Anh được bầu làm Chủ tịch HĐQT Eximbank

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 15:26

(CL&CS) - Ngày 26/4, HĐQT Eximbank đã thông qua nghị quyết chính thức bầu ông Nguyễn Cảnh Anh, thành viên HĐQT giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ VII (2020-2025) thay cho bà Đỗ Hà Phương.

NCB ghi nhận tín hiệu kinh doanh tích cực trong quý I/2024

NCB ghi nhận tín hiệu kinh doanh tích cực trong quý I/2024

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 08:50

(CL&CS) - Kết thúc quý I/2024, hoạt động kinh doanh chính của NCB có nhiều tín hiệu tích cực, huy động vốn và cho vay khách hàng tăng trưởng khả quan cho thấy niềm tin của khách hàng vào NCB ngày một tăng.

Năm 2024: Sacombank đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 23:12

(CL&CS) - Ngày 26/4/2024, Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của Sacombank đã thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.