Thứ bảy, 01/09/2018, 14:45 PM

Phế liệu kẹt ở cảng, doanh nghiệp điêu đứng

(NTD) - Trước sức ép của dư luận, Tổng Cục Hải quan (TCHQ) đã ban hành văn bản số 3738/TCHQ-GSQL ngày 26/6/2018 và văn bản số 4202/TCHQ-PC ngày 17/7/2018 về việc siết chặt kiểm soát hàng phế liệu, khiến hàng ngàn container nhựa phế liệu đang tồn ở cảng, nhiều doanh nghiệp sẽ thua lỗ, thậm chí phá sản.

Hàng tồn do phí lưu container

Trước năm 2017, doanh nghiệp Việt Nam không thể cạnh tranh với Trung Quốc trong mua phế liệu nhựa tái chế. Đến đầu 2018, Trung Quốc cấm nhập khẩu 24 loại phế liệu thì các doanh nghiệp Việt Nam mới mua được. Do đó, sản lượng nhập về nửa đầu năm nay đã gấp đôi năm 2017.

Tổng Cục Hải quan cho hay, đến ngày 25/7 lượng phế liệu các loại tồn cảng Cát Lái là 3.579 container, cảng Hải Phòng là 1.495 container. Hiện tại có hơn 4.000 tấn nhựa phế liệu trong tổng số hơn 12.000 container phế liệu tồn ở các cảng đang gây áp lực rất lớn lên cơ quan chức năng, đặc biệt là các doanh nghiệp nhập khẩu nhựa tái chế.

IMG_6558
Sự kiện “Tái chế nhựa phế liệu, cơ hội cho ngành nhựa Việt Nam” tổ chức tại TP.HCM

Hàng tồn lâu thì doanh nghiệp không có khả năng rút được hàng nữa vì phí lưu container phải trả cho hãng tàu đã vượt quá tiền hàng, doanh nghiệp không dám đến nhận hàng. Những năm qua doanh nghiệp đã phải mất rất nhiều tiền trả phí cho hãng tàu nước ngoài.

Ông Hoàng Đức Vượng (GĐ Công ty TNHH nhựa Vĩnh Thành) cho biết: “Với khoảng 5.000 container hàng đang kẹt ở cảng, mỗi container trị giá ít nhất 10.000 USD, chi phí lưu container phải trả cho hãng tàu khoảng 50 – 100 USD/ngày, cộng với thiệt hại do sản xuất ngưng trệ, không giao đủ và đúng tiến độ… nhiều doanh nghiệp đang điêu đứng, thậm chí nguy cơ phá sản nếu tình hình này kéo dài”.

Doanh nghiệp không nhận hàng thì bãi chứa hàng tại các cảng sẽ quá tài, không đủ không gian để chứa các mặt hàng khác, ảnh hưởng rất nhiều đến kinh tế trong nước. Hiện tại, các doanh nghiệp rất lúng túng trong việc nhận hay bỏ hàng vì nếu nhận hàng về thì phải trả thêm khoản phí lưu container quá lớn.

Trong khi đó, ông Hồ Đức Lam (Chủ tịch Hiệp hội nhựa Việt Nam – VPA) cho biết: “Những khó khăn hiện tại xuất phát từ vụ hơn 5.000 container phế liệu đang tồn đọng tại cảng Hải Phòng và Cát Lái. Trong đó, riêng cảng Cát Lái tính đến ngày 26/6 còn 4.480 container, tương đương 70.000 tấn nhựa”.

Thiếu nguyên liệu

Cũng theo VPA, các cơ quan chức năng thời gian gần đây xem xét kỹ lưỡng và rất hạn chế cấp phép nhập khẩu nguyên liệu từ phế thải là do nhiều container phế liệu nhập khẩu về Việt Nam bị phát hiện chứa loại phế thải không đúng quy định.

Ngành nhựa Việt Nam sử dụng tới 80% lượng nguyên liệu nhập khẩu nên việc nhà nước siết chặt quy định nhập khẩu phế liệu đã gây nhiều hệ lụy cho doanh nghiệp. Hiện có khoảng 50 doanh nghiệp thuộc VPA và hơn 10 doanh nghiệp nhập khẩu hàng đã qua sử dụng đang bị tồn hàng ở cảng.

Hiện một số công ty ngành nhựa đã đầu tư từ 100 – 200 tỉ đồng xây dựng nhà máy sản xuất nguyên liệu nhựa sử dụng nhựa tái chế nhập khẩu nhưng hiện rơi vào tình cảnh không có nhựa để làm, hàng tháng phải “còng lưng” trả lãi ngân hàng.

IMG_0425
Một đại diện doanh nghiệp cầm loại bao nhựa đang được liệt vào chất thải cấm nhập khẩu

Ông Trần Vũ Lê (GĐ Công ty nhựa Lê Trần) cho biết: “Thiếu nguyên liệu nhiều doanh nghiệp có nguy cơ đền hợp đồng vì không đủ hàng để giao cho đối tác. Doanh nghiệp phải phải dùng nhựa nguyên sinh và chấp nhận lỗ 10% mới có hàng giao cho đối tác”.

Doanh nghiệp nhựa đóng cửa, nhiều công nhân mất việc làm. “Công nhân rất đáng thương, nhưng công ty khó khăn thì buộc phải cho họ nghỉ. Nhiều nhân viên có hoàn cảnh vô cùng khổ cực, đến nay không còn lương hàng tháng thì thực sự rất tội nghiệp” – đại diện Công ty nhựa Kim Bảo xúc động nói.

Ông Lam cho biết thêm, hiện nay Việt Nam đã tiêu thụ đến 41kg nhựa trên đầu người mỗi năm tương đương 3,6 triêu tấn năm, số lượng đang tăng nhanh ở mức 20% năm. Nếu không có các doanh nghiệp tái chế lớn có công nghệ hiện đại mà vẫn đưa phế liệu về làng nghề tái chế thủ công như hiện nay thì sẽ phát sinh thêm rất nhiều làng nghề, tình trạng ô nhiễm ngày càng trầm trọng.

Theo VPA, ngành nhựa là một trong những ngành năng động và tăng trưởng cao nhất Việt Nam. Trong 10 năm qua, với mức tăng trưởng 15-20% năm nhưng phải nhập khẩu đến 80% lượng nguyên liệu. Năm 2017 ngành nhựa nhập khẩu 4,9 triệu tấn hạt nhựa, tổng kim ngạch nhập khẩu hạt nhựa và sản phẩm nhựa 12,68 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu 2.5 tỷ USD. Tổng doanh thu ngành nhựa năm 2017 đạt gần 15 tỉ đô la Mỹ.

Đồng tình với nỗi khổ của doanh nghiệp, PGS-T.S Đinh Xuân Thắng phát biểu: "Theo quy chuẩn của Việt Nam, nếu bên bán đóng hàng vào container lẫn một ít loại khác thì cả lô hàng sẽ bị định nghĩa là chất thải không được phép nhập khẩu và doanh nghiệp phải ngậm đắng nuốt cay không dám đến nhận hàng".

 Bài và ảnh: Phan Định – Lập Hoa

Bình luận

Nổi bật

Nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng phải đảm bảo theo QCVN 01-195:2022

Nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng phải đảm bảo theo QCVN 01-195:2022

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 16:06

(CL&CS) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-195:2022/BNNPTNT quy định giá trị giới hạn cho phép về các thông số của nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường và sức khỏe con người.

QCVN 01-195:2022/BNNPTNT về nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng

QCVN 01-195:2022/BNNPTNT về nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 15:58

(CL&CS) - Xử lý chất thải chăn nuôi sẽ giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí cho việc tiêu hủy, mang lại hiệu quả kinh tế, bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường cộng đồng…

Sắp ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường

Sắp ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường

sự kiện🞄Chủ nhật, 05/05/2024, 12:24

(CL&CS) - Trong giai đoạn 2024-2026, Bộ Tài nguyên và Môi trường dự kiến sẽ ban hành nhiều Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với khí thải phương tiện ô tô; Quy chuẩn về tiếng ồn;...